Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em

Khoảng 160 triệu trẻ em tại 68 quốc gia đang được hưởng lợi từ việc uống sữa tại trường. Tất cả các nước triển khai chương trình đều ghi nhận có sự cải thiện rõ về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và tầm vóc của trẻ em. Tại Việt Nam, chương trình cũng đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh mầm non, tiểu học.

________________________

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 1

“Sự kết hợp giữa chất lượng giáo dục, chính sách bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc dinh dưỡng học đường, cụ thể như sữa học đường (SHĐ), sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên” - Bà Caroline Emond, Giám đốc điều hành của IDF khẳng định. Những lợi ích này đã được đưa vào Báo cáo về Sự đóng góp của chương trình SHĐ đối với dinh dưỡng trẻ em toàn cầu 2020.

Với những hiệu quả thực tế mà chương trình SHĐ đang mang lại, Chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ tại nhiều quốc gia ngày càng nhìn nhận được tầm quan trọng của chương trình này đối với việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ em. Dữ liệu của Liên đoàn sữa thế giới (IDF) năm 2020 cho thấy có ít nhất 160 triệu trẻ em trên toàn cầu đang được hưởng lợi từ việc uống sữa tại trường học.

Chương trình Sữa học đường hiện được 68 quốc gia phát triển triển khai từ rất sớm như Mỹ, Canada, Đức, Úc và rất phổ biến tại nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc... Theo báo cáo của IDF, Mỹ là quốc gia có số học sinh được uống sữa tại trường học nhiều nhất với 30 triệu trẻ em, tiếp đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước đang triển khai chương trình ghi nhận sự cải thiện về dinh dưỡng, sức khỏe và tầm vóc của trẻ em.

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 2

Theo báo cáo năm 2007 tại Nhật Bản, thông qua chương trình Sữa học đường, 7,08 triệu trẻ em trong 99,2% trường tiểu học và 2,9 triệu học sinh trong 85,8% trường trung học cơ sở có bữa trưa hoàn chỉnh. Thái Lan cũng triển khai chương trình từ năm 1992 cho trẻ 3-12 tuổi, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi từ 51% năm 1980 xuống dưới 10% năm 2006 và sau 18 năm, đến năm 2010, chiều cao tăng thêm 5 cm mỗi năm.

Ngày 30/9/2020, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam hưởng ứng 21 năm ngày Sữa học đường Thế giới (do Tổ chức Nông lương Thế giới - FAO phát động) nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc uống sữa tại trường học đối với sự phát triển của trẻ.

Tại Việt Nam, năm 2016, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình SHĐ cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Tính đến nay, đã có 26 tỉnh/thành phố trên cả nước triển khai chương trình SHĐ với hàng triệu trẻ em được hưởng lợi.

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 3
Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 4
Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 5

Theo PGS.TS. Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: kết quả điều tra vi chất dinh dưỡng 2014 – 2015, trẻ em Việt Nam vẫn bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường là một cách an toàn và hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Điều này sẽ giúp cho trẻ cải thiện tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, giúp trẻ cải thiện chiều cao cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Từ năm học 2007-2008 tới nay, Vinamilk là doanh nghiệp đã tiên phong và đồng hành cùng một số tỉnh thành thực hiện chương trình Sữa học đường. Qua 14 năm đồng hành cùng chương trình, kết quả thu được rất đáng ghi nhận và khích lệ.

Khảo sát thực tế cho thấy, tình trạng thể chất của học sinh tại một số địa phương đã có sự chuyển biến tích cực. Tại tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi từ 26.9% năm 2013 đã giảm còn 23.6% trong năm 2020, số trẻ em tham gia chương trình ban đầu chỉ khoảng 11 ngàn học sinh nhưng sau 7 năm thực hiện đã tăng lên hơn 211 ngàn học sinh cho thấy sự ủng hộ của các phụ huynh học sinh đối với chương trình. Còn tại Khánh Hòa, chỉ sau 1 năm học thực hiện tại 2 huyện trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ đăng ký cho trẻ tham gia chương trình đã tăng từ gần 21 ngàn em lên hơn 31 ngàn em, tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm rõ rệt từ 28.5% còn 20.06% trong năm 2020.

Tham gia uống sữa học đường đã được 2 năm,  em Hoàng Kiều Oanh - học sinh lớp 5A7, trường tiểu học Văn Yên (Hà Đông) chia sẻ: “Con đã cao lên trông thấy và đỡ bị ốm vặt. Con thích uống sữa học đường trên lớp hơn vì uống sữa với bạn bè vui hơn rất nhiều”.

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 6

Cũng như Kiều Oanh, em Bùi Trịnh Minh Quân, lớp 2A8 khen sữa ngon, hôm nào cũng uống hết sạch nhẵn và “ Uống xong là con gấp lại, ở mỗi lần uống sữa xong con cũng đều gấp gọn lại và để rác đúng nơi quy định”.

Động tác uống sữa xong gấp vỏ hộp lại để dễ thu gom, xử lý diễn ra ở tất cả các lớp học trong giờ uống sữa của trường tiểu học Văn Yên cũng như ở các trường tiểu học khác trên toàn quốc tham gia chương trình SHĐ. Các em học sinh đã rất quen thuộc với hoạt động này, việc uống sữa đã thành một nề nếp. Tới giờ, phần lớn các lớp không cần cô giáo chỉ dẫn hay phát sữa mà các bé lớp 2, lớp 3 đã tự chủ động sắp xếp sữa, phát sữa cho các bạn, thu vỏ và để đúng nơi quy định.

Vinamilk nhận định một trong những yếu tố quyết định việc thực hiện chương trình một cách an toàn, hiệu quả chính là sự đồng lòng và tâm huyết của đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục cơ sở. Không chỉ trực tiếp chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh, họ còn là cầu nối đến với phụ huynh để gia đình và nhà trường cùng phối hợp chặt chẽ.

Nhờ sự phối hợp tốt trong công tác tổ chức, tỷ lệ tham gia chương trình của nhiều địa phương đạt ở mức cao, cụ thể như TP. Hà Nội do Vinamilk đồng hành triển khai từ 2018 đến nay đã có hơn 1 triệu học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia đạt tỷ lệ hơn 91%, Bình Định đạt 97% với 46.000 trẻ mầm non được uống sữa, Bà Rịa – Vũng Tàu là 100% và tỉnh Bắc Ninh là 99,3%.

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 7
Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 8

Kinh tế sụt giảm đã tác động trực tiếp đến đối tượng trẻ em. Theo một báo cáo mới đây của Unicef, hơn 350 triệu học sinh ở các quốc gia đóng cửa trường học do Covid-19 có thể không được tiếp cận với các chương trình thực phẩm và dinh dưỡng trường học.

Theo Cục Việc làm (thuộc Bộ LĐTBXH), ước tính đến cuối năm nay, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người. Thu nhập bị ảnh hưởng, phụ huynh học sinh khó khăn hơn để xoay xở lo đủ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ, bảo đảm cho con em mình được phát triển khỏe mạnh cả về trí não lẫn cơ thể.

Được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ chi phí uống sữa, phụ huynh học sinh chỉ phải đóng góp một phần, chương trình SHĐ của Việt Nam đã giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các gia đình trong khi vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, an toàn từ sữa cho trẻ em.

Tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai…, kinh phí uống sữa do địa phương và Vinamilk tài trợ hoàn toàn, phụ huynh không phải đóng góp bất cứ khoản tiền nào. 

Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa của chính quyền địa phương và đơn vị cung cấp sữa trong bối cảnh người dân bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh Covid. Và cũng là minh chứng sống động làm nổi bật ý nghĩa thiết thực của chương trình SHĐ vì sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Sữa học đường - Những nỗ lực toàn cầu vì trẻ em ảnh 9

Bài: Anh Phương

Ảnh: Hoàng Anh + Vinamilk cung cấp

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.