Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính

Tình dục hiếm khi là chủ đề được thảo luận công khai và tự do ở một quốc gia mộ Phật như Thái Lan. Nhiều người cho rằng không nên dạy trẻ em cách quan hệ tình dục vì như vậy là phá hoại thể chế hôn nhân và quay lưng với truyền thống. Nhưng giáo dục Thái Lan đã vượt qua mọi định kiến…

* * *

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 1


Tại một trường trung học nam sinh ở Bangkok, cô giáo Nalin đang giảng dạy cho học sinh của mình về tình dục như một phần của môn giáo dục sức khỏe, bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ thể. Các chủ đề bài học bao gồm: các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách sử dụng bao cao su, đối mặt với các tình huống rủi ro liên quan đến tình dục: làm thế nào để ngăn chặn điều đó xảy ra, và nhiều nội dung phong phú hơn nữa.

Cô giáo Nalin cũng nỗ lực dạy cho các học sinh của mình trở thành những quý ông thực sự, biết tôn trọng phụ nữ và kiềm chế ham muốn quan hệ tình dục trước hôn nhân. “Chúng tôi luôn bám sát sách giáo khoa và dạy học sinh làm theo chỉ dẫn. Bọn trẻ khá hứng thú với chủ đề này. Một số học sinh không thực sự chủ động với bài học, tâm lý ngại ngùng rất phổ biến, nhưng bài học vẫn được giảng dạy”.

Một số câu hỏi học sinh đưa ra trong lớp học thường xoay quanh vấn đề quan hệ tình dục, phòng chống bệnh tật và tình yêu khác giới.

“Nhiều em đã tự tìm hiểu qua Internet và muốn biết thêm về vấn đề tình dục. Nhưng chúng không hỏi giáo viên sâu hoặc kể về các trải nghiệm cá nhân một cách thành thật. Các em có xu hướng hỏi han, bàn luận với nhau nhiều hơn, rất ít học sinh dám thảo luận với giáo viên” - cô Nalin nói.

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 2

Giới tính đang là vấn đề được quan tâm nhiều ở Thái Lan. Đơn cử, chàng trai 18 tuổi Suphanut đã quen dần với cảnh bị bạn bè cùng lớp bắt nạt kể khi bắt đầu đi học. Cậu thường bị bạn bè đặt nghi vấn về giới tính của mình bởi tính cách không được mạnh mẽ như các bạn nam khác và không thích chơi bóng đá. Thậm chí có lần, bạn bè còn đùa cợt cậu “không nên được sinh ra” nếu muốn trở thành người đồng tính, mặc dù trên thực tế Suphanut không hề có tình cảm đặc biệt với các bạn nam khác.

Suphanut nghĩ rằng thực trạng phân biệt này bắt nguồn từ chính những cuốn sách mà cậu và bạn bè học trên lớp, đó là chương trình học giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính trong các lớp học Thái Lan thường chỉ được tiếp cận từ góc độ sinh học mà rất ít chú trọng đến vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản. Đồng tính luyến ái được mô tả là một căn bệnh hoặc triệu chứng tâm lý bất thường, học sinh được khuyến khích tránh nhắc tới các vấn đề liên quan tới cộng đồng LGBTI (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và liên giới) ở trường học.

Một trong những cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 8 khuyên rằng các bậc cha mẹ nên đưa trẻ em “mắc vấn đề giới tính” đến bác sĩ tâm lý và học sinh đó nên hiểu và hành động phù hợp với chuẩn mực giới tính của mình.

Bà Cheera Thongkrajai, một quan chức thuộc Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người (MDHS), cho biết các cuốn sách giáo khoa thường được phê duyệt bởi một ủy ban từ Bộ Giáo dục và được sử dụng trong khoảng 30.000 trường trung học, cả công và tư.

Vào tháng 10/2018, một nhóm các nhà hoạt động ủng hộ cải cách giáo dục, bao gồm Suphanut, kêu gọi chính phủ cải cách những cuốn sách giáo khoa hiện tại. Bà Thongkrajai cho biết Bộ Giáo dục đã nhận được nhận được phản ánh và thành lập một nhóm công tác cùng với các tổ chức phi chính phủ tiến hành nghiên cứu cải tổ chương trình giáo dục giới tính và tình dục.

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 3

Vương quốc Thái Lan nổi tiếng với biệt danh “ốc đảo của người LGBTI”, nhưng trên thực tế, những người thuộc nhóm này lại không được xã hội chấp nhận.

Vào tháng 12 năm 2018, chính phủ Thái Lan đã phê duyệt dự luật công nhận quan hệ đối tác dân sự đồng giới và chờ Quốc hội thông qua. Nếu thành công, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á đầu tiên áp dụng biện pháp này.

Người chuyển giới rất dễ bắt gặp trong xã hội Thái Lan nhưng cuộc sống của họ lại vô cùng khó khăn, vì ngay cả sau khi trải qua phẫu thuật, họ vẫn không thể thay đổi tên hoặc giới tính trên giấy tờ.

Không thể thay đổi giới tính cũng đồng nghĩa là người chuyển giới phải đối mặt với tất cả các rắc rối pháp lý về sau, họ sẽ gặp khó khi đi xin việc, mở tài khoản ngân hàng hoặc xin visa đi du lịch nước ngoài, bởi ngoại hình của họ lại khác xa so với giới tính trong căn cước.

Một nghiên cứu quốc gia của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho thấy công chúng ở Thái Lan nhất là khu vực nông thôn chỉ chấp nhận những người chuyển giới và đồng tính trên danh nghĩa, còn trên thực tế họ không muốn người thân mình thuộc cộng đồng LGBTI.

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 4

Một số quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia cũng có chương trình sách giáo khoa tương tự như Thái Lan. Phụ nữ bị xếp vào cấp thấp trong xã hội này, nơi có truyền thống gia trưởng lâu đời và cộng đồng LGBTI phải vật lộn với sự thù hận và phân biệt hàng ngày.

Theo bà Nina Nurmila, một ủy viên quốc gia về bạo lực phụ nữ ở Indonesia, sách giáo khoa nói chung vẫn chứa những hình ảnh hoặc tuyên bố thiên về giới tính có xu hướng tôn đàn ông làm trung tâm của xã hội, còn phụ nữ và người đồng tính bị gạt sang một bên.

Chính phủ Indonesia gần đây đã đưa ra những đánh giá quan trọng đối với các chương trình này, nhưng theo bà Nurmila chỉ ra rằng hầu hết người Indonesia coi người LGBTI là cộng đồng lệch lạc, khiến họ bị phân biệt đối xử và bạo hành.

Sự thiên vị về giới tính trong sách giáo khoa không chỉ giới hạn ở Đông Nam Á, phụ nữ và người đồng tính thường là đối tượng yếu thế trong các xã hội khác. Ví dụ, trong sách báo ở Tanzania và Thổ Nhĩ Kỳ, hình ảnh đàn ông là những người lao động mạnh mẽ, trong khi các cô gái được miêu tả trong trang phục cô dâu hoặc làm việc nhà. Thực trạng này cho thấy, các chương trình học không chỉ dừng lại ở quan hệ khác giới, tuổi dậy thì, mà còn còn phải tập trung vào quan niệm bình đẳng giới.

Theo UNESCO, nội dung bình đẳng giới trong hệ thống giáo dục tại nhiều quốc gia đang được cải thiện theo thời gian, mặc dù xu hướng thiên vị giới tính trong sách giáo khoa vẫn là một trở ngại tiềm ẩn trên con đường đi đến bình đẳng trong giáo dục. Ví dụ, tại Việt Nam, chính phủ đã công nhận rằng bất bình đẳng là một trong những rào cản đối với việc xóa đói giảm nghèo và các nhà xuất bản sách giáo khoa cam kết xóa bỏ định kiến  và thúc đẩy bình đẳng giới.

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 5

“Tôi đã học giáo dục giới tính ở trường dạy nghề, mỗi tuần chỉ có một tiết. Thật sự đó là khoảng thời gian rảnh rỗi. Chúng tôi được cảnh báo về các căn bệnh tình dục, nhưng không rõ cách điều trị, xét nghiệm, hoặc thậm chí là tìm lời khuyên nếu chúng tôi mắc phải” - Kritthanan Ditthabanjong, 21 tuổi, người đứng đầu bộ phận truyền thông tại Mạng lưới Thanh niên mắc HIV của Thái Lan, cho biết.

Những phản ứng phổ biến trong các tiết học giới tình thường là những lời nhạo báng và tiếng cười – Ditthabanjong nói. Dường như không ai coi trọng bài học, nhưng bên ngoài lớp học, các học sinh lại thoải mái thảo luận về vấn đề ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và nơi để xét nghiệm HIV.

“Giáo dục giới tính không chỉ là quan hệ tình dục. Và tôi muốn trẻ em ngày nay có thêm nhận thức về bình đẳng và đa dạng giới để có thể cùng tồn tại trong xã hội”, Ditthabanjong nói thêm.

Liệu chương trình giáo dục giới tính hiện tại đang được giảng dạy trong các trường học có đủ để trang bị đầy đủ cho thanh thiếu niên khi chúng bước vào cuộc sống hàng ngày hay không? Sirirath Chunnasart từ bộ phận vị thành niên và HIV/Aids tại Unicef Thái Lan cho rằng các trường học phải đẩy mạnh và bao quát toàn diện về vấn đề tình dục trong chương trình giảng dạy của họ. Giáo dục giới tính cũng được UNESCO thúc đẩy nhằm trao quyền cho thanh niên để có một lối sống lành mạnh.

Thái Lan cải cách môn Giáo dục giới tính ảnh 6

Nghiên cứu của Unicef về giáo dục giới tính ở Thái Lan cho thấy các chủ đề thường được dạy bao gồm vai trò giới, phát triển thể chất và cảm xúc hay các vấn đề cơ bản khác. Tuy nhiên, các vấn đề nhạy cảm như nạo phá thai, quan hệ tình dục an toàn cho các cặp đồng giới, quyền LGBTI, tôn trọng bản sắc giới tính và thậm chí dùng thuốc gì khi một người bị phơi nhiễm HIV, hiếm khi được đề cập.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong số 8.837 học sinh trung học và dạy nghề và 692 giáo viên ở 6 tỉnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các giáo viên chỉ cung cấp các kiến thức trong sách giáo khoa mà không đi kèm các hoạt động thực hành đi kèm, như cách sử dụng bao cao su. Khoảng một nửa giáo viên nói rằng họ không được đào tạo kỹ lưỡng về cách dạy môn giáo dục giới tính. Khoảng một nửa số học sinh cũng cho biết mình cảm thấy xấu hổ và không thoải mái khi thảo luận về chủ đề này trong lớp.

Học sinh chủ yếu được yêu cầu ghi nhớ bài học và không dám thảo luận về nó. Và chỉ với những bài giảng và không có quá nhiều hoạt động thực hành, điều đáng lo ngại là việc học của các em có hiệu quả như thế nào hoặc liệu chúng có thể áp dụng những gì đã được học để áp dụng trong cuộc sống hay không. Bối cảnh văn hóa Thái Lan cũng hạn chế. Học sinh không cảm thấy thoải mái khi thảo luận về tình dục. Các giáo viên và thậm chí các hiệu trưởng cũng phải đối mặt với những hạn chế nhất định. Họ có thể cảm thấy không thoải mái khi dạy môn học này và tin rằng nó có thể khuyến khích thanh thiếu niên quan hệ tình dục sớm nếu chúng được cung cấp nhiều thông tin. Một số cha mẹ cũng có thể không muốn con cái họ tìm hiểu về tình dục.

Để giáo dục giới tính có hiệu quả, nhiều chuyên gia cho rằng các trường học Thái Lan nên cho các học sinh được tiếp cận các kiến thức giới tính tùy theo độ tuổi và kết hợp với các kỹ năng kết hợp giữa khoa học và thực tế. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ, giáo dục giới tính cần theo kịp với cuộc sống của giới trẻ.

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.