8 năm bệnh tật và nắm lá mát thần kỳ

Căn bệnh thoái hóa khớp, viêm tĩnh mạch đầu gối, “chân voi” khiến bà Thái vật vã, đau đớn cả 8 năm trời.
8 năm bệnh tật và nắm lá mát thần kỳ

Thời gian qua, dư luận được hâm nóng bởi câu chuyện về bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có khả năng đặc biệt là chữa khỏi nhiều bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe hát. Đến thời điểm này, tòa soạn Báo cũng đã nhận được gần một nghìn bức thư của độc giả ở mọi miền Tổ quốc, trong số đó có nhiều người là Việt kiều mắc bệnh nan y đã được bà Tranh chữa khỏi. Hầu hết độc giả đều bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tấm lòng của bà Tranh. Hơn một năm qua Tòa soạn cũng đã cử phóng viên về Vĩnh Phúc tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh của bà.

Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ loạt bài viết của phóng viên khi đi tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Phúc về khả năng chữa bệnh của “cô tiên” Tranh.

8 năm khổ sở vì “chân voi”

Bà Khổng Thị Minh Thái (SN 1951, 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, Tp. HCM) đã có thể đi lại bình thường sau 5 năm gần như chỉ ngồi một chỗ.

Nói về bệnh tình của mình, bà Thái vẫn chưa hết rùng mình bởi những cơn đau do thoái hóa khớp và viêm tĩnh mạch đầu gối hành hạ gần chục năm qua. “Mỗi cơn đau như có hàng ngàn kim châm vào đầu gối, tê nhức, đau buốt khiến nhiều lần tôi ứa nước mắt vì đau” bà Thái chia sẻ.

Đầu năm 2003, bà Thái bắt đầu thấy chân phải mình đau nhức, nhất là ở đầu gối. Do nghĩ mình đã có tuổi, thêm vào đó là thời tiết chuyển lạnh về đêm nên mới như vậy, bà Thái chỉ đi cắt thuốc bắc để uống. Sau một thời gian uống thuốc, khớp gối của bà đỡ hơn.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2005, chân trái của bà cũng bắt đầu xuất hiện những cơn đau. Thấy hai chân có những gân xanh nổi thành đường rõ ràng, bà mới đi khám. Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (Tp.HCM) các bác sĩ cho biết: bà bị gai đầu gối. Theo đơn thuốc của bác sĩ, bà về nhà uống thuốc.

8 năm bệnh tật và nắm lá mát thần kỳ - anh 1

Bà Khổng Thị Minh Thái (trái) trong một lần chữa bệnh ở nhà bà Tranh.

Hơn 1 tháng trời, bệnh đau chân của bà không hề khỏi. Chân trái của bà Thái bắt đầu sưng to hơn chân phải.

Bà tiếp tục bảo con trai đưa đến Bệnh Viện Y học dân tộc khám. Sau khi thăm khám, các bác sĩ vẫn cho kết luận: gai đầu gối. Gần 3 tháng châm cứu, uống hết Đông, Tây Y, Đông – Tây Y kết hợp, chân của bà đã thuyên giảm. Sau một thời gian thấy chân không còn đau, bà Thái dừng uống thuốc.

Đến khoảng tháng 3/2006, bệnh đau chân của bà Thái tái phát. Những cơn đau hàng đêm khiến mà không thể chợp mắt. Mỗi lần di chuyển, bà phải vịn vào bàn, tường mới có thể nhấc chân đi. Chân bên trái của bà sưng phù, lớn gấp đôi chân phải.

Bà được con trai đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để chụp x quang. Khi tiến hành chụp phim từ khớp háng xuống khớp gối, các bác sĩ kết luận: viêm tĩnh mạch, thoái hóa khớp gối. Thấy bệnh tình của mình không hề thuyên giảm, uống quá nhiều thuốc khiến người bắt đầu sưng phù, bà Thái xin về nhà điều trị.

2 năm điều trị, gia đình bà đã tiêu tốn gần 2 tỷ đồng mà bệnh tình của bà ngày càng nặng. Những đợt uống thực phẩm chức năng, tiến hành tiêm thuốc, cộng thêm việc mất ngủ khiến sức khỏe bà ngày càng yếu.

Từ năm 2007, gần như mọi sinh hoạt của bà đều ở trên giường. Bà thèm được đi lại, đi tập dưỡng sinh với các bạn già của mình, thèm được bồng bế cháu nội đi chơi,… thế nhưng, tất cả chỉ là mơ ước. Lúc đó, chỉ cần di chuyển được 5 bước là bà ngồi sụp xuống. “Mỗi bước đi nặng nề như vượt cả quãng đường dài, tôi sợ cảm giác nhấc chân lên, đặt chân xuống” bà Thái nhớ lại.

Câu chuyện về nắm lá mát thần kỳ

Không đành lòng nhìn mẹ bị căn bệnh quái ác hành hạ, con trai bà Thái đã hỏi khắp nơi về cách chữa bệnh thoái hóa khớp. Một hôm, anh vô tình đọc được tờ báo viết về bà Phan Thị Tranh (Tam Dương–Vĩnh Phúc) có khả năng chữa trị được nhiều bệnh.

8 năm bệnh tật và nắm lá mát thần kỳ - anh 2

Sau 21 ngày nghe hát, uống lá mát, chân của bà Thái đã hết sưng phù.

Sau khi tìm hiểu trường hợp của ông Huỳnh Ngọc Minh (khỏi bệnh ung thư di căn), anh quyết tâm đưa mẹ ra Vĩnh Phúc diện kiến cô Tranh. Động viên mẹ “còn nước còn tát”, anh thuyết phục được bố cho đưa mẹ - bà Thái đi chữa bệnh.

Từ Tp. HCM bay ra Hà Nội, bà Thái được con trai và chồng dìu lên taxi đến Vĩnh Phúc. Thấy mẹ đau đớn, nhiều lần con trai bà phải dừng lại nghỉ giữa đường. 11 giờ trưa ngày 27/10/2013, bà Thái mới đến được nhà bà Tranh.

Dù lúc này đã đến giờ nghỉ trưa, khách đến chữa bệnh nhà bà Tranh vẫn khá đông. Vừa ngồi xuống thềm nhà bà Tranh, con trai bà Thái đã tìm bà cầu xin bà xem bệnh cho mẹ anh.

Nhìn thấy chân bà Thái sưng phù, khuôn mặt mệt mỏi, bà Tranh cười: “Cô đếm 1 đến 3 rồi nhìn cháu”. Nghe lời cô Tranh, bà Thái nhìn bà Tranh và được bà hát riêng cho nghe 2 bài. Vừa di chuyển một đoạn đường dài, bà Thái rất mệt. Tuy nhiên, khi nghe tiếng hát của bà Tranh, bà thấy toàn thân khoan khoái: “Tôi thấy có một luồng khí nóng từ đỉnh đầu truyền xuống, toàn thân như được tiếp thêm sinh lực” bà Thái nói.

Hát xong, bà Tranh đưa cho bà một lá mát và bảo nhai trong vòng 2 phút. Cứ thế, mỗi ngày bà Thái đều đến nghe bà Tranh hát, uống lá mát. Trong vòng 20 ngày đến nghe hát, bà Thái được bắt tay bà Tranh, được bà đập 9 lần vào chỗ đau, nghe 122 bài hát.

Đến ngày thứ 21, chân bà Thái đã có thể đi lại được, chân trái của bà hết sưng phù, bà có thể mặc quần áo bình thường. Bà Thái trở về Tp. HCM.

Hiện nay, hàng ngày bà Thái vẫn đang uống lá mát và nghĩ đến bà Tranh. Bà Thái xúc động nói: “Nắm lá mát của cô đúng là thần kỳ. Tôi vô cùng biết ơn cô Tranh, cầu mong cô luôn mạnh khỏe để chữa bệnh cho dân. Mọi người có niềm tin ở cô đều có thể chữa khỏi bệnh giống như tôi. Cảm ơn cô Tiên Tranh”.
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.