9 KHÔNG khi dùng mì chính để không gây hại cho sức khỏe

Là gia vị quan trọng khi chế biến món ăn nhưng nếu lạm dụng mì chính sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
9 KHÔNG khi dùng mì chính để không gây hại cho sức khỏe

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi gia đình bạn vẫn sử dụng mì chính hàng ngày:

Không dùng quá nhiều

Mì chính là muối của axít glutamic, giữ chức năng quan trọng để dây thần kinh truyền tín hiệu. Việc lạm dụng mì chính đến độ dư thừa sẽ khiến cho các hoạt động của não bị rối loạn, mất trí nhớ.

Nghiêm trọng hơn, có thể tiêu diệt các thụ thể tiếp giáp của dây thần kinh, nguy cơ tiêu hao B6 rất cao, là một nguyên nhân gây động kinh. Nên hãy cân nhắc lượng mì chính khi tra nẫu ở ngưỡng cho phép.

Không dùng mì chính như một chất dinh dưỡng

Một điều các bà nội trợ cần phải phân biệt rõ, bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm hoặc gia vị chứ tuyệt nhiên không phải là chất dinh dưỡng. Do đó, bạn không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…

Ngoài ra, bột ngọt chỉ có tác dụng sau khi hòa tan vào thức ăn nóng. Vì thế, với từng loại thức ăn khác nhau, bà nội trợ nên sử dụng bột ngọt với lượng phù hợp khác nhau. Tuyệt đối không nên lạm dụng bột ngọt.

Không nêm khi món ăn đang sôi hoặc đã nguội

Lượng bột ngọt của từng loại thức ăn khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên với tất cả các món ăn có cùng nhiệt độ để hòa tan mì chính là 70 - 90oC.

Nhiệt độ càng thấp thì khả năng hòa tan càng kém. Vậy nên, không nêm mì chính khi các món ăn đã nguội, nếu muốn có thể hòa mì chính vào nước ấm trước khi nêm hoặc với món ăn không qua xử lí nhiệt.

Không nêm khi nguội nhưng cũng không nêm mì khi thức ăn quá nóng hoặc đang sôi hơn 100oC vì có thể xảy ra hiện tượng mì chính bị thoái hóa

Điều này có thể dẫn đến sự hình thành các chất pyroglutamate hay natri có hại cho sức khỏe, đồng thời làm mất hương vị của món ăn.

9 KHÔNG khi dùng mì chính để không gây hại cho sức khỏe ảnh 1

Không nêm vào các món ngọt

Nếu các thức ăn đã có vị ngọt tự nhiên như tôm thì không nên nêm mì chính vì điều này sẽ khiến cho hương vị và độ ngọt của món ăn mất đi, cảm giác vị không hòa hợp, khó chịu.

Không nêm vào các món chua

Trong môi trường axít, mì chính không dễ hòa tan, vậy nên thêm mì chính vào các món gỏi hay nộm sẽ không an toàn, khiến món ăn cọ vị ngọt nhợ. Lời khuyên cho các bà nội trợ nên điều chỉnh vị của các món chua bằng đường.

Không nêm vào trứng

Thành phần của trứng có nhiều bột, khi kết hợp với muối natri clorua và đun nóng sẽ tạo thành mì chính tinh khiết, hoàn hảo, là yếu tố cần và đủ để có một món trứng thơm ngon.
Vậy nên, nếu không muốn xảy ra hiện tượng thừa mì chính, các bà nội trợ không cân thêm mì chính vào trứng.

Không nêm vào các món từ thịt lợn

Trong thịt có chứa axít glutamic, giống như trứng, khi gặp muối và ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra thành phần của mì chính. Do đó, các bạn có thể quên mì chính khi chế biến các món từ thịt.

Người nhạy cảm hay hen suyễn không nên ăn

9 KHÔNG khi dùng mì chính để không gây hại cho sức khỏe ảnh 2

Một số nghiên cứu cho biết, mì chính có thể khiến tình trạng ở các bệnh nhân hen suyễn hay những người thường đau nhức đâu, nôn mửa… xảy ra nhanh hơn và nặng hơn.

Không dùng mì chính cho trẻ nhỏ

Việc sử dụng mì chính an toàn và hiệu quả từ lâu đã trở thành vấn đề nan giải, gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn, nhiều cuộc thảo luận.

Hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể nói đến ảnh hưởng của mì chính đối với cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyến cáo, vị giác của trẻ dưới 2 tuổi đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình nêm nếm gia vị.

Cách an toàn nhất là cha mẹ không nên sử dụng mì chính cho trẻ ở độ tuổi này. Bởi sử dụng mì chính không đúng cách khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, cơ thể non nớt, chưa phát triển toàn diện sẽ rất hại cho trí não của trẻ.

Ngoài ra, những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với bột ngọt cũng nên hạn chế và không nên sử dụng mì chính.

Nha Trang

Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.