Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’?

[Ngày Nay] - Cùng với dịch COVID-19 xuất hiện, lây lan tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương thì người dân miền Bắc đang trong trạng thái thời tiết giao mùa. Đây là thời điểm nhạy cảm, cơ thể rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’?

Công thức dinh dưỡng 4-5-1

Thực tế để phòng các loại bệnh truyền nhiễm thì yếu tố sức khỏe của mỗi cá nhân vô cùng quan trọng. Khi cơ thể khỏe mạnh thì sẽ ngăn chặn nguy cơ virus xâm nhập, hoặc nếu virus xâm nhập, cơ thể con người vẫn có nhiều khả năng chống đỡ, cơ thể sẽ nhanh bình phục hơn những cơ thể ốm yếu, bệnh tật. Bằng chứng là trong số các ca tử vong do COVID-19 vừa qua, đa phần bệnh nhân đều có yếu tố bệnh nền, cơ thể yếu ớt, suy kiệt.

Điều quan trọng nhất để nâng cao thể trạng, phòng bệnh tật chính là chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp tập luyện, vận động phù hợp. Để phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh giao mùa hiệu quả, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống. Cụ thể, để tăng cường sức khỏe, người dân cần cân bằng dinh dưỡng - đây là “chìa khóa” để tăng cường sức đề kháng.

Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’? ảnh 1

Số 4 chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

Số 5 trong công thức này nghĩa là, để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Nhóm lương thực: Gạo, bột mì; Nhóm hạt các loại; Nhóm sữa và các chế phầm từ sữa; Nhóm thịt các loại, cá và hải sản; Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; Nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; Nhóm rau củ quả khác; Nhóm dầu ăn, mỡ các loại.

Cuối cùng, số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp.

Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’? ảnh 2
Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’? ảnh 3

Theo TS Từ Ngữ, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, khi thiếu dinh dưỡng, chúng ta có thể gặp một số căn bệnh như: thiếu máu do thiếu sắt, bệnh Beriberi, bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A,, bệnh viêm da Pellagra do thiếu vitamin PP và nhiều các căn bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, nếu thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm cho cơ thể con người chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhưng nếu nạp thừa dinh dưỡng sẽ kéo theo những tác dụng nguy hiểm, đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như: Cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì và nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch… Điều gì cũng có hai mặt, dinh dưỡng cần được nạp vào cơ thể một cách cân bằng.

Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’? ảnh 4

Cũng theo TS Ngữ, trong chế biến, chọn thức ăn, người dân cần lưu ý lựa chọn thực phẩm công nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Chọn thực phẩm có công bố chất lượng đầy đủ; Đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trên bao bì; Chọn sản phẩm có bao bì rõ thông tin thành phần nguyên liệu và hạn sử dụng; Quy trình sản xuất minh bạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; Không nên tích trữ nhiều ngày trong tủ lạnh. Tất cả các nguyên liệu sử dụng để nấu nướng phải có xuất xứ cũng như độ tươi, ngon để dinh dưỡng được đảm bảo.

Hệ miễn dịch tốt không dành cho người lười

Bên cạnh chế độ ăn uống, vận động thường xuyên tại nhà cũng giúp người dân phòng bệnh COVID-19 cũng như các bệnh giao mùa hiệu quả hơn. Vận động, chơi thể thao là một trong những cách tăng sức đề kháng tự nhiên và hiệu quả nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện.

Theo các chuyên gia y tế, chỉ cần 30 phút/ngày bằng bất cứ cách nào, theo từng sở thích cá nhân, đều có thể được coi là vận động, chẳng hạn: Nhún nhảy theo các bài hát yêu thích; Tích cực lên xuống cầu thang; Yoga nhẹ nhàng; đốt mỡ thừa nhiều hơn với các bài tập cùng tạ nặng...

Theo TS Ngữ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hệ thống trong cơ thể bao gồm cả hệ miễn dịch sẽ hoạt động cân bằng và ổn định hơn khi được hỗ trợ bởi lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Trước tình hình dịch COVID -19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều trung tâm, câu lạc bộ, phòng tập thể dục thể thao như: phòng tập gym, aerobic, yoga... đồng loạt đóng cửa. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, người không tập luyện thể dục thường xuyên, hoặc việc tập bị gián đoạn, cơ thể dễ bị uể oải, suy nhược và sức đề kháng kém, rất dễ bị cúm mùa lẫn COVID-19 đánh gục. Vì thế, mọi người không nên bỏ bê tập luyện, nhất là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Mỗi người nên tìm một phương pháp, cách thức tập cho mình để quá trình tập luyện không bị gián đoạn.

Ăn gì để COVID-19 và cúm mùa ‘chừa mình ra’? ảnh 5

Tập thể dục giúp các cơ bắp được vận động một cách thường xuyên. Hệ hô hấp, hệ tim mạch cũng được luyện tập. Nhờ đó, toàn bộ cơ thể cũng sẽ trở nên khỏe mạnh, trong đó có hệ miễn dịch được tăng cường. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phưc tạp như hiện nay, người dân nên ưu tiên luyện tập tại nơi thoáng đãng, thoáng mát, hoặc ở nhà hạn chế tiếp xúc với đông người.

Tập thể dục cũng là một cách giúp mỗi người duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân hay thiếu cân đều không tốt về mặt sức khỏe nói chung và có thể dẫn đến mất cân bằng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy, cố gắng duy trì cân nặng ở trong mức khỏe mạnh bằng những hoạt động thể chất từ nhẹ đến nặng sẽ giúp hệ miễn dịch cân bằng hơn. Người dân hoàn toàn có thể tham khảo chỉ số BMI để biết được cân nặng ở mức khỏe mạnh của mình.

Một lợi ích nữa của tập thể dục chính là gián tiếp giúp người dân ngủ ngon. Ngủ là cơ chế để cơ thể từng bước phục hồi lại các tế bào. Ngủ đủ từ 8-10 tiếng mỗi ngày được coi là chìa khóa giữ cho cơ thể và sức đề kháng duy trì ổn định trong mùa COVID-19 cũng như thời điểm giao mùa.

Khi thực hiện đầy đủ những nội dung khuyến cáo trên của Bộ Y tế, sức khỏe, thể trạng của mỗi người sẽ được nâng lên và mỗi người trở thành “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với Covid-19. Đồng thời, khi cơ thể khỏe mạnh thì những bệnh về đường hô hấp dễ mắc phải khi giao mùa cũng bị đẩy lùi một cách dễ dàng.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.