Bác sĩ 9X cắm bản hết lòng với bệnh nhân

Với bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy, sau hơn 1 năm công tác ở Cao Bằng, điều làm anh có động lực gắn bó với nơi này là sự yêu mến của bà con, sự chân thành của gia đình người bệnh đã giúp anh có thêm nghị lực dồn tâm huyết cứu chữa bệnh nhân.
Bác sĩ Dương Mạnh Huy khám cho bệnh nhân. Ảnh: T.H
Bác sĩ Dương Mạnh Huy khám cho bệnh nhân. Ảnh: T.H

Vượt qua rào cản ngôn ngữ

Vượt qua những cung đường núi quanh co, khúc khuỷu gần 300km, chúng tôi đến bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tới đây là được gặp bác sĩ trẻ 9X đầy nhiệt huyết Dương Mạnh Huy.

Đang trong giờ thăm khám bệnh nhân, bác sĩ Huy đi tới đâu đều được bệnh nhân chào đón. Thấy bác sĩ Huy nở nụ cười yêu mến, hỏi chuyện vui vẻ khi khám cho các bé sơ sinh; dường như sự gần gũi hiền lành của một bác sĩ trẻ đã làm cho bà con ở đây cảm thấy thân thuộc như người nhà.

Để có được tình cảm của bà con, công việc trôi chảy, ít ai biết bác sĩ Huy từng phải lo lắng đến mất ăn, mất ngủ.

Nhớ lại những ngày đầu mới đến bệnh viện công tác, bác sĩ Huy kể: "Trở ngại lớn nhất với tôi lúc đầu không phải là khó khăn vất vẩ trong chuyên môn mà chính là ngôn ngữ giao tiếp. Huyện Bảo Lạc có tới 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Rất nhiều người bệnh đến khám bệnh nhưng không biết nói tiếng phổ thông khiến tôi bối rối, nhiều trường hợp phải tìm người phiên dịch, từ đó tôi mới chẩn đoán được bệnh".

Tuy nhiên khoảng cách "bất đồng ngôn ngữ" ấy không làm khó được chàng trai 9X đầy tinh thần, trách nhiệm. Nhiều ca bệnh khó, nguy hiểm anh đều xử lý trót lọt.

Nhiều người biết đến bác sĩ Huy còn bởi anh được đào tạo là bác sĩ sản khoa nhưng do ở vùng cao thiếu bác sĩ, nên anh phải đảm nhận luôn cả ngoại khoa, nhi khoa, hồi sức nhi tích cực sau sinh, hội chẩn bệnh nhân cấp cứu, ngộ độc, xuất huyết tiêu hóa… Rất nhiều ca bệnh nặng do bác sĩ Huy trực tiếp tham gia cấp cứu đã thành công ngoài mong đợi.

“Tôi vẫn nhớ khoảng tháng 9/2018, một sản phụ mang thai 31 tuần mắc hội chứng HELLP (hội chứng tiền sản giật nặng) nhập viện, đây là một trong những trường hợp nặng nhất mà tôi từng cấp cứu. Lúc đó thai phụ đã trong tình trạng bị suy gan cấp, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu… Ở một bệnh viện tuyến huyện miền núi còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, tôi “toát cả mồ hôi” nghĩ cách cứu bệnh nhân vì chỉ chậm trễ là rất dễ dẫn đến tử vong. Sau cuộc hội chẩn khá căng thẳng, cuối cùng tôi cùng các bác sĩ quyết định đình chỉ thai nghén để ưu tiên cứu người mẹ trước và cứu thai nhi sau. Ca phẫu thuật mổ lấy thai đầy căng thẳng diễn ra và rất may mắn đã thành công, không chỉ cứu sống được thai phụ mà em bé nặng 1,1kg cũng chào đời hoàn toàn khỏe mạnh”, bác sĩ Huy vẫn còn hồi hộp kể lại.

Ở huyện miền núi đi lại khó khăn, việc thực hiện tại chỗ các ca cấp cứu nặng là vô cùng quan trọng, hạn chế việc người dân phải lên tuyến trên, đi lại vất vả. Chính vì suy nghĩ đó mà bác sĩ Huy luôn cố gắng vận dụng tất cả những kiến thức y khoa đã được học, cùng với tự học hỏi thêm các bác sĩ chuyên khoa tuyến trên để nâng cao tay nghề.

Bác sĩ Huy cũng chia sẻ, đối với các ca bệnh nhi, bệnh truyền nhiễm, việc chẩn đoán, điều trị rất khó. Trong những trường hợp như vậy, anh phải thường xuyên gọi điện trực tiếp cho các thầy ở Hà Nội, đồng thời xin ý kiến của các bác sĩ trong bệnh viện để xử trí tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Với một bác sĩ trẻ mới ra trường như Dương Mạnh Huy, được tham gia đỡ đẻ, mổ đẻ, tham gia hội chẩn nhiều ca bệnh nặng đã giúp anh trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều.

Trong hơn 1 năm làm việc tại bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy đã thực hiện hơn 300 ca mổ, đặc biệt là các ca mổ nội soi như: Ruột thừa, u xơ tử cung… cứu sống nhiều ca nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đặc biệt, anh còn tham gia triển khai thêm một số kỹ thuật mới tại bệnh viện như: Áp dụng siêu âm trong chẩn đoán, điều trị, làm thủ thuật sản phụ khoa… Nhờ vậy, mới chỉ một năm công tác nhưng bác sĩ Huy đã được bệnh viện đánh giá cao về chuyên môn, năng lực.

Ra chợ cũng được dân yêu quý

Không chỉ thế, với bà con ở Bảo Lạc bác sĩ Huy còn là một người thân tận tình, hết lòng vì bệnh nhân.

Với chàng sinh viên y khoa mới ra trường, những ngày đầu thích nghi với môi trường làm việc mới ở vùng cao không hề đơn giản. Nhưng cũng chính bởi vậy mà bác sĩ Huy luôn cố gắng để được người dân tin tưởng, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

“Mới về công tác được hơn 1 năm nhưng tôi cũng đã quen dần với cuộc sống và con người nơi đây. Hầu hết bà con vùng cao đều rất nghèo, lại thiếu hiểu biết nên rất cần mình phải tỉ mỉ hướng dẫn, dặn dò. Sau mỗi ca bệnh, chỉ cần nhìn thấy họ vui vẻ nói cảm ơn, như thế với tôi đã là đủ”, bác sĩ Huy chia sẻ.

“Vui nhất là những khi tôi đi chợ mua đồ. Nhiều người dân thậm chí không nhớ hoặc không biết tên tôi, họ chỉ quen gọi tôi với cái tên thân thuộc là “bác sĩ trẻ” là họ mời tới mua đồ và giảm giá rất nhiều”, bác sĩ Huy vui vẻ cho biết.

Những tình cảm yêu mến ấy không phải ai cũng dễ dàng có được. Nó xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc, của tấm lòng yêu thương bệnh nhân nghèo. Có lẽ vì thế mà bác sĩ 9X đang có thời kỳ đẹp nhất của tuổi trẻ là được gắn bó với vùng cao, tình nguyện ở lại nơi gian khó, từ bỏ mong muốn xin việc ở nơi phồn hoa đô thị để ở lại với bà con nơi biên giới.

Ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sản khoa, Đại học Y Hà Nội, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy tình nguyện nộp hồ sơ tham gia vào Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyên về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” (Dự án 585). Tiếp tục được đào tạo thêm 2 năm về nghiệp vụ; từ tháng 1/2018, bác sĩ trẻ Dương Mạnh Huy chính thức được phân công về làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lạc, một huyện biên giới khó khăn của tỉnh Cao Bằng.

Theo Báo Tin tức
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.