Bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân sốt xuất huyết trút hơi thở cuối cùng

(Ngày Nay) - Khi người phụ nữ 36 tuổi lịm dần, bác sĩ Đồng Phú Khiêm cảm thấy rất giận bản thân với bất lực không thể cứu được bệnh nhân. 
    Điều dưỡng kiểm tra dây truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: N.P.
    Điều dưỡng kiểm tra dây truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: N.P.
    Bác sĩ Khiêm làm việc tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội. Trong những ngày dịch sốt xuất huyết bùng phát và lan rộng tại thủ đô, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến cuối khám chữa cho bệnh nhân, có những ngày cao điểm đến hơn 1.000 người vào khám. Cũng như các đồng nghiệp, cả tháng qua bác sĩ Khiêm gần như trực hàng ngày và không có ngày nghỉ. Bệnh viện đang huy động mọi nguồn lực, mọi cơ sở vật chất để đảm bảo khám chữa bệnh cho số lượng người bị sốt xuất huyết quá đông. Tuy nhiên cảm giác bất lực "không thể làm hơn" thường xuyên xuất hiện với các y bác sĩ ở tuyến đầu này, đặc biệt khi có bệnh nhân tử vong.
    Mới đây người thứ sáu ở Hà Nội ra đi vì sốt xuất huyết đặc biệt khiến bác sĩ Khiêm "bất lực, giận bản thân", như cách vị bác sĩ nhìn nhận. Đó là người phụ nữ 36 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc, suy đa tạng, rối loạn đông máu do sốt xuất huyết, tình trạng rất nặng. Chị còn quá trẻ lại góa chồng, chỉ có cậu con trai mới học lớp 10 túc trực chăm sóc mẹ. Các bác sĩ cố tìm mọi cách cứu bệnh nhân, áp dụng mọi biện pháp hồi sức tích cực, chạy thận, lọc máu liên tục, mục đích điều trị duy trì giúp bệnh nhân qua giai đoạn cấp của bệnh sau đó có thể hồi phục.
    "Chi phí điều trị lớn, tỷ lệ thành công thấp, gia đình xin dừng điều trị nhưng nếu buông xuôi thì rất đơn giản. Chúng tôi nghĩ bệnh nhân vẫn có cơ hội dù thấp nên cố gắng làm mọi cách để níu kéo chữa cho bệnh nhân", bác sĩ Khiêm nhớ lại. Có thời điểm sức khỏe của bệnh nhân triển triển rõ rệt, đội ngũ y bác sĩ mừng rỡ. Nhưng rồi sức khỏe diễn biến xấu trở lại, 18 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân qua đời. Lúc đưa người xấu số đi, bác sĩ Khiêm cứ nặng lòng ưu tư mãi.
    Khoa Hồi sức tích cực là nơi chỉ có bệnh nhân thập tử nhất sinh mới nằm. Các y bác sĩ phải nỗ lực từng chút một để giành lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân, hạn chế số người tử vong. Còn khoa khám bệnh là nơi đầu tiên nhận và lọc lượng bệnh nhân đổ về khám ngày càng đông. Từ khi dịch sốt xuất huyết bùng phát, bệnh viện phải huy động nhiều y bác sĩ túc trực nên tất cả nhân viên y tế đều được lệnh không được nghỉ buổi nào kể cả thứ bảy chủ nhật, thậm chí "không được ốm đau trừ khi bệnh nặng". Không chỉ khoa hồi sức tích cực mà tất cả khoa phòng khác ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đều tham gia khám chữa bệnh nhân sốt xuất huyết.
    Hai tuần nay, nữ điều dưỡng khoa Viêm gan virus Vũ Thị Thanh Trà lúc nào cũng đi sớm về khuya, bước chân ra khỏi cổng bệnh viện là lúc những ngọn đèn phố đã thắp sáng trưng. Chị Trà đang bị gãy chân sau tai nạn, đáng nhẽ phải bó bột 6 tuần và hạn chế đi lại. Song bệnh nhân quá đông mà bó bột thì không thể hỗ trợ được mọi người, chị chỉ bó nẹp được 3 tuần thì bỏ nẹp. Nữ điều dưỡng vẫn hàng ngày vào viện tập tễnh đi lại hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân.
    "Trước đây làm việc theo giờ hành chính từ 7h30 đến 16h30, nay công việc nhiều nên ngày nào cũng đi sớm về muộn, sinh hoạt gia đình đảo lộn, chân thì cứ đi lại thế này không biết bao giờ lành được xương", chị Trà nói. Đi làm sớm nên chị không thể đưa con đi học mà thuê xe ôm chở. Buổi chiều đến trường đón cũng là lúc lớp học chỉ còn lại mỗi con mình. Những hôm chồng đi công tác, chị cho con về nhà ngoại nhờ bà trông nom hộ.
    Điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh Nguyễn Thúy Mai thâm niên 25 năm làm việc, đánh giá chưa bao giờ dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội lớn như lần này. Các đồng nghiệp cùng chị Mai đang làm việc hết sức từ 6h sáng đến 6h tối, các ca kíp thay nhau trực tăng cường 24/24 giờ. "Người bệnh đến đều sốt cao, có người ngất xỉu, chúng tôi phải nhanh chóng giải quyết tránh ùn tắc", nữ điều dưỡng trưởng cho biết.
    Đông bệnh nhân, áp lực công việc nhiều song áp lực tinh thần người bệnh gây ra khi phải lo lắng chờ đợi khám quá lâu khiến các y bác sĩ luôn trong tình trạng căng thẳng. Nhiều bệnh nhân cáu gắt, chửi mắng, có cả những lời mạt sát kiểu "Chị có đi học không?" hay "Người nhà chị nằm viện thì có phải nằm ghép không sao bắt tôi nằm ghép"...
    Theo chị Mai, áp lực công việc, áp lực tinh thần cứ kéo dài như hiện nay thì đến nhân viên y tế cũng ốm hết. Cả khoa Khám bệnh có 13 điều dưỡng, tăng cường thêm 5 người làm việc 24/24 giờ. Đến nay hầu như ai cũng mệt mỏi và phải tự động viên nhau cố gắng vì người bệnh.
    Điều dưỡng Trà cũng chia sẻ rằng công việc chăm sóc bệnh nhân chị đã làm quen không sợ vất vả, chỉ sợ quá tải bệnh nhân nên không theo dõi kịp, không bao quát hết được tất cả người bệnh. "Vất vả cũng chấp nhận", chị Trà nói.
    Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết thực trạng điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết ở tất cả bệnh viện Hà Nội đang rất căng thẳng. 20 ngày qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có hàng nghìn lượt bệnh nhân khám sốt xuất huyết mỗi ngày, đến 85% đến từ Hà Nội. Theo ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhiều bệnh nhân đi khám 3-4 lần nên số lượt khám lớn, còn 10% là bệnh nhân thực tế.
    Dự báo những tuần tới số bệnh nhân sốt xuất huyết còn tăng thêm gấp bội. Với số bệnh nhân lớn như vậy, đội ngũ y bác sĩ không có ngày nghỉ và bệnh viện phải bắt đầu thời gian khám sớm hơn so với bình thường. "Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ có 280 nhân viên y tế để khám chữa cho hàng nghìn bệnh nhân sốt xuất huyết nên quá thiếu nhân lực", giám đốc bệnh viện chia sẻ.
    Trước tình trạng quá tải tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu lãnh đạo viện đề xuất tuyển thêm nhân sự để kịp thời chống sốt xuất huyết.
    Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp sốt xuất huyết, 24 người tử vong. Gần 70.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp. Riêng Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có gần 14.000 bệnh nhân sốt xuất huyết và 7 người tử vong, chỉ đứng sau TP HCM.
    Theo Vnexpress
    Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
    Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
    (Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
    Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
    Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
    (Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
    Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
    Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
    (Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
    Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
    Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
    (Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
    Seoul chìm trong bụi mịn
    Seoul chìm trong bụi mịn
    (Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
    Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
    Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
    (Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
    Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
    Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
    (Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.