Bác sĩ châu Âu khuyến cáo việc sử dụng thuốc cổ truyền Trung Quốc

(Ngày Nay) - Các bác sĩ hàng đầu của Châu Âu kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn về các sản phẩm có nguồn gốc y học cổ truyền của Trung Quốc, cũng như bày tỏ lo lắng rằng sự công nhận gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ khuyến khích việc sử dụng các liệu pháp chưa được chứng minh đôi khi có thể gây hại.
Bác sĩ châu Âu khuyến cáo việc sử dụng thuốc cổ truyền Trung Quốc

Liên đoàn các Viện Y học Châu Âu (FEAM) và Hội đồng Tư vấn Khoa học tại Học viện Châu Âu sẽ đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Năm kêu gọi WHO làm rõ cách sử dụng dược phẩm cổ truyền Trung Quốc và các liệu pháp bổ sung khác.

Đầu năm nay, WHO đã quyết định bổ sung một chương về y học cổ truyền Trung Quốc vào Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD), trong đó liệt kê các phương pháp điều trị có sẵn trên toàn cầu cho các loại bệnh. ICD có ảnh hưởng tới việc các chính phủ quyết định ngân sách y tế.

WHO cho biết đây không phải là một sự chứng thực, nhưng các nhà khoa học châu Âu lo ngại nó sẽ được các nhà sản xuất sử dụng để quảng bá thảo dược và các phương thuốc khác và người dùng sẽ bị lầm tưởng rằng các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc đảm bảo và an toàn. "Một số người mắc bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể tránh hoặc trì hoãn việc đi khám bác sĩ thông thường", các nhà khoa học cảnh báo.

Các bác sĩ châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của y học dựa trên bằng chứng, Giáo sư George Griffin, chủ tịch của FEAM cho biết. Ông Griffin cho biết các bác sĩ phương Tây chỉ cung cấp thuốc và phương pháp điều trị trừ khi có bằng chứng xác thực rằng chúng có tác dụng và không gây tổn hại, trong khi hầu hết các loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc đều không được kiểm soát. "Dược phẩm truyền thống Trung Quốc không được kiểm tra độc tính đúng cách. Chúng có thể khác nhau rất nhiều giữa các lô được sản xuất, ví dụ như rong biển, là loại mới nhất và chúng có thể gây hại", ông Griffin chỉ ra.

Y học cổ truyền Trung Quốc bao gồm các phương thuốc thảo dược, thái cực quyền, giác hơi và châm cứu. Giới y học cổ truyền Trung Quốc quan tâm đến toàn bộ tâm trí cũng như cơ thể và không chẩn đoán dựa trên các triệu chứng riêng biệt.

Các bác sĩ châu Âu thừa nhận rằng y học cổ truyền Trung Quốc đôi khi đã tạo ra các phương pháp điều trị có giá trị thực sự với thế giới. Đáng chú ý nhất gần đây là liệu pháp artemisinin (thanh hao tố) trong điều trị sốt rét ở châu Phi. Nhưng, họ chỉ ra rằng, các chế phẩm artemisia ban đầu đã được sửa đổi về mặt hóa học và được kiểm tra nghiêm ngặt để sản xuất đại trà.

Tuy nhiên nhiều nguy cơ gây hại từ các thành phần thảo dược cổ truyền đã được ghi nhận. Đôi khi các loại thảo dược đã được pha trộn với hóa chất. Ngoài ra biện pháp châm cứu có thể gây thương tích, nhiễm trùng,...

Y học cổ truyền Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp lớn với ước tính đạt doanh thu 60 tỷ USD một năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%.

Theo The Guardian
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.