Bác sĩ nam khoa: Tinh hoàn ẩn không được lái tàu, thật buồn cười!

(Ngày Nay) - Dự thảo lần 1 của Bộ Y tế quy định nhân viên đường sắt là nam phải khám cơ quan sinh dục, nữ phải có vòng ngực trên 75 cm gây nhiều tranh cãi. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, trong Dự thảo lần 1 của Bộ Y tế chủ trì xây dựng về khám sức khỏe lái tàu quy định nhân viên đường sắt quy định về nhân viên đường sắt là nam phải khám sinh dục, còn nữ gác chắn tàu phải có "vòng 1" trên 75cm. Dự thảo này hiện nay gây rất nhiều tranh cãi.

Ngoài các vấn đề về sức khỏe như chiều cao cân nặng, dự thảo lần này còn có các vấn đề khác cần khám như mắt, tai mũi họng, tim, phổi, máu, răng hàm mặt, hệt tiêu hóa…. và hệ tiết niệu – sinh dục cũng được đặt ra. Cụ thể, nếu nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... sẽ không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.

Còn với nữ giới, ứng viên sẽ không đủ tiêu chuẩn cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu nếu mắc các bệnh sa âm đạo, tử cung, biểu hiện viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng với các cơ quan bên cạnh điều trị không kết quả, rong kinh, băng kinh, đa kinh, mổ lấy thai, u xơ tử cung chưa mổ hoặc đã mổ...

Sau khi đọc thông tin lái tàu nam không bị thiếu tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, bác sĩ Nam khoa Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho rằng đây là quy định “buồn cười” không thực tế bởi sức khỏe nam giới không liên quan gì tới tinh hoàn ẩn.

Theo bác sĩ Lợi, tinh hoàn ẩn ở nam giới chỉ ảnh hưởng tới việc sinh con hoặc để quá lâu có thể bị ung thư hóa và việc hạ tinh hoàn ẩn hiện nay cũng đơn giản chỉ qua mổ nội soi là có thể hạ được tinh hoàn ẩn và không ảnh hưởng tới công việc của người bị.

Cũng theo bác sĩ Lợi, tinh hoàn ẩn hay còn lạc chỗ là do bẩm sinh. Từ khi bé còn là bào thai, tinh hoàn hình thành tại hai bên chậu hông và trong quá trình phát triển theo ống bẹn tụt dần xuống bìu từ tuần thứ 29, 30 của thai kỳ. Nếu trẻ sinh ra tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng và không xuống được thì không có khả năng sinh tinh dù cho nó vẫn có khả năng chế tiết testosterol.

Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị khi bé được một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho biết Cục Y tế giao thông vận tải và Bộ Y tế đang soạn dự thảo tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt. Tại dự thảo này, các tiêu chí sức khỏe được đề cập khá chi tiết về thể lực; chức năng sinh lý, bệnh lý (nhãn khoa, tai mũi họng, tim mạch, hô hấp, khớp, da liễu, tiêu hóa, nội tiết chuyển hóa (béo phì, gout…); tiết niệu - sinh dục nữ/nam.

Về một vài tiêu chí gây tranh cãi, ông Quang cho biết các tiêu chí này từ Cục Y tế giao thông vận tải đưa sang và đến ngày 2/4, Bộ Y tế đã có cuộc họp và thống nhất gạt bỏ một vài chi tiết trong đó có tiêu chí tinh hoàn ẩn. Ông Quang cho biết, trước mắt sẽ lấy quy định sức khỏe của lái xe container và lái xe đường dài dành cho nhân viên đường sắt.

Theo Infonet

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.