Bí quyết bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

(Ngày Nay) - Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết là việc mà các chị em nội trợ cần quan tâm. Việc bảo quản không đúng cách sẽ làm các loại thực phẩm này nhanh hỏng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hành, tỏi khô: Tránh phơi nắng to

Sau Tết, hành tỏi không bảo quản đúng cách rất dễ bị mọc mầm. Để tránh hiện tượng này nhiều người cho vào bảo quản trong tủ lạnh hoặc lựa những ngày có nắng để đem phơi.

Theo KS Nguyễn Minh Hải, Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm Hà Thành, Phúc Thọ, Hà Nội, thực tế nguyên tắc bảo quản lâu dài, giữ cho hành tỏi không bị mọc mầm là phải đảm bảo chúng được khô. Vì thế, nếu thấy hành tỏi còn tươi thì cần phải mang phơi để làm khô.

Tuy nhiên, không phơi ngoài nắng to dễ khiến cho hành tỏi bị quắt đi; mà phơi nắng nhẹ, phơi cho đến khi ấn tay vào thấy lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra là được.

Đặc biệt, nhiều gia đình sau khi phơi xong lại mang để ở rổ, rá hoặc xếp ngay xuống đất. Kiểu bảo quản hở như vậy dễ làm hành tỏi nhiễm ẩm trở lại, nhất là khi gặp trời nồm ẩm và lại mọc mầm.

Vì thế, sau khi phơi xong phải bảo quản khô, bằng cách cho vào lọ/hũ đóng kín, ăn đến đâu lấy đến đấy. Ngoài ra, trong trường hợp hành tỏi bị mọc mầm, bạn cũng không nên vứt bỏ rất lãng phí, bạn có thể trồng hành, tỏi đã mọc mầm tại nhà trong chai nhựa, hộp xốp vừa có nguồn gia vị tươi ngon, vừa làm đẹp cho nhà, bếp. Đây đều là những loại cây gia vị rất dễ trồng.

Còn măng thật ra ít bị mốc hơn, vì có rất ít chất dinh dưỡng nên nấm mốc không dễ phát triển. Thế nhưng, nếu măng đã có dấu hiệu bị nấm xanh, nấm đen bám trên bề mặt thì không nên dùng, bởi khi nấu lên thì mùi vị của măng cũng không còn ngon, đấy là chưa kể đến độc tố có ở trong măng mốc.

Ngũ cốc: Chú ý chỗ để

Gạo, lạc, đỗ (đỗ xanh, đỗ tương…) là những loại ngũ cốc thường dư thừa sau Tết. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc này rất dễ bị giảm chất lượng khi để lâu, nhất là trời nồm ẩm đang đến gần.

Nhiều người lầm tưởng rằng, đây đều là những thực phẩm khô nên bảo quản dễ, thực tế, cần phải nhớ rằng, các loại sản phẩm này hút ẩm khá nhanh từ môi trường bên ngoài, nhất là với lạc, các loại đỗ vì chúng nằm trong nhóm nông sản chứa nhiều dầu, hàm lượng chất béo cao nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Vì vậy, nếu ăn Tết không hết thì phải đảm bảo bảo quản kín, cách ly không cho tiếp xúc với không khí môi trường.

Với gạo, nhiều người có thói quen để mặc trong bao tải khi mua về, thậm chí chọn những nơi khuất như góc bếp để đặt tải gạo, vốn là những nơi ẩm thấp rất dễ có nguy cơ bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Cách bảo quản tốt nhất là cho gạo vào thùng có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát…

Với các loại hạt như lạc, đỗ, nên bảo quản trong các hộp, lọ kín là tốt nhất, nếu để trong túi nilon thì phải bọc vài lần túi để đảm bảo không khí không thể lọt vào bên trong. Cùng với việc bảo quản kín cần để nơi khô, ráo, thoáng mát. Nhìn chung đối với lạc, đỗ và các loại ngũ cốc khác, đặc biệt là gạo, tốt nhất không nên mua tích thật nhiều trong gia đình. Đây đều là những sản phẩm rất sẵn có ngoài thị trường, tốt nhất ăn đến đâu, mua đến đó.

“Không chỉ đối với đậu, lạc, măng khô, mực khô mà với bất kể loại thực phẩm khô nào cũng chỉ nên tận dụng khi mới chớm bị mốc và có thể cắt bỏ phần mốc. Trường hợp thực phẩm đã bị mốc, lên nấm xanh, nấm đen thì tuyệt đối không nên tiếc rẻ, tốt nhất là vứt bỏ để tránh nguy cơ tích tụ các độc tố trong nấm mốc vào cơ thể qua đường ăn uống”- KS Nguyễn Minh Hải.

Theo KH&ĐS

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.