'Bóng ma' HIV bao trùm các nước Đông Âu

(Ngày Nay) - Dịch HIV ở châu Âu vẫn đang phát triển với tốc độ đáng báo động, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu, theo một báo cáo mới được công bố.

'Bóng ma' HIV bao trùm các nước Đông Âu

Số lượng các ca chẩn đoán mắc HIV mới trong khu vực này tiếp tục tăng trong năm 2017, nhưng tốc độ hiện đang chậm lại, theo báo cáo từ Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu và Văn phòng khu vực châu Âu của WHO.

Tuy nhiên, gần 160.000 người mới được chẩn đoán mắc virus HIV tại châu Âu vào năm 2017. Trong đó, hơn 130.000 người được chẩn đoán đến từ khu vực các nước Đông Âu.

Cụ thể, tỷ lệ người nhiễm HIV tại Đông Âu là 51,1/100.000 người, đây là con số là "cao hơn rất nhiều" so với khu vực Tây Âu, tỷ lệ chỉ là 6,4/100.000 người, báo cáo cho biết. Tỷ lệ của Trung Âu là 3,2/100.000 người.

Nga là nước Đông Âu có tỷ lệ mắc HIV cao nhất, với 71/100.000 người trong năm 2017, tiếp theo là Ukraine và Belarus.

Kết quả là, khu vực này không thể đáp ứng mục tiêu "90-90-90" (có nghĩa là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp) vào năm 2020, mục tiêu được đưa ra bởi WHO và Chương trình Liên hợp quốc về HIV / AIDS.

"90-90-90" là một phần của Mục tiêu phát triển bền vững loại bỏ HIV ở châu Âu và trên toàn thế giới vào năm 2030.

“Chúng tôi còn cách những mục tiêu này rất xa, đặc biệt là ở Đông Âu và Trung Á. Điều quan trọng trong báo cáo này là chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Đông Âu và các nước EU - nơi số lượng các ca nhiễm HIV đang giảm", Tiến sĩ Masoud Dara, điều phối viên các bệnh truyền nhiễm và HIV tại WHO Châu Âu, cho biết.

Để đạt được mục tiêu, các ca nhiễm mới sẽ cần phải giảm 78% vào năm 2020, báo cáo cho biết.

Trong ba thập kỷ qua, hơn 2,32 triệu người đã được chẩn đoán nhiễm HIV ở châu Âu. Theo WHO, 36,9 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn cầu vào năm 2017. Châu Phi, nơi mà số người ước tính nhiễm HIV là 25,7 triệu người, bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Cải thiện xét nghiệm HIV

Tiến sĩ Dara cho biết có nhiều yếu tố đằng sau tỷ lệ nhiễm HIV ở Đông Âu và yếu tố quan trọng nhất là sự thiếu phòng ngừa.

"Điều quan trọng nhất là để đảm bảo rằng những người tiêm chích ma túy, người bán dâm và quan hệ tình dục đồng giới có biện pháp phòng ngừa tại chỗ tốt. Đối với người tiêm chích ma túy, họ cần phải có các chương trình trao đổi kim rõ ràng. Chúng ta không có nhiều chương trình này ở các nước Đông Âu như tại Tây Âu, xét nghiệm nhanh và điều trị cần được tiến hành tại chỗ.

Điều trị đã được chứng minh là một cách phòng ngừa và nó giúp ngăn chặn virus lây nhiễm sang người khác", Tiến sĩ Dara nói.

Sử dụng ma túy bằng kim tiêm và quan hệ tình dục khác giới là những cách phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở khu vực Đông Âu, báo cáo cho biết. Trong khi đó tại các nước Tây và Bắc Âu, quan hệ tình dục đồng giới lại là phước thức lây nhiễm HIV chủ yếu.

Trong một tuyên bố, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO - Zsuzsanna Jakab, kêu gọi các chính phủ "tăng cường phản ứng ngay bây giờ".

Tuyên bố kêu gọi các chính phủ thực hiện điều này bằng cách "điều chỉnh các biện pháp can thiệp cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất" và đầu tư vào phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị.

Ai cũng có nguy cơ lây nhiễm

Tiến sĩ Anton Pozniak - Chủ tịch của Hiệp hội AIDS Quốc tế, cho biết cần phải tập trung vào việc loại bỏ sự kỳ thị đối với người mắc HIV.

"Các chính sách làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội là cần thiết khi tăng ngân sách cho việc phòng ngừa và kiểm tra.

Ở phía đông, đặc biệt là ở Nga, sự thay đổi từ chính sách tiến bộ sang pháp luật bảo thủ xã hội là rào cản đối với việc thực hiện phòng ngừa và điều trị HIV", ông Pozniak nói trong một tuyên bố.

"Không ai nên nghĩ mình sẽ không bao giờ bị nhiễm HIV. Điều đó rất quan trọng và chúng ta phải đảm bảo rằng mọi người đến kiểm tra ở mọi cấp độ", theo Tiến sĩ Dara.

Ông Pozniak nhắc lại rằng có thể có sự thay đổi ở những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV ở Nga.

"Những người tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ lớn nhất các ca lây nhiễm mới với 48,8%, nhưng quan hệ tình dục khác giới có thể sớm vượt qua tiêm chích ma túy như là phương thức chính gây lây lan HIV", Tiến sĩ Pozniak nhận định.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.