Cần chế tài xử lý những trường hợp thu thêm viện phí vô tội vạ ​

[Ngày Nay] - Khi các bệnh viện thực hiện tự chủ, xã hội hóa trong y tế phát triển mạnh, người bệnh phải đóng chênh chi phí khá nhiều nhưng phần đông họ không biết mình đóng phần gì? BHYT chi trả phần nào? Theo ông Lê Văn Phúc, Phó ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, Bộ Y tế cần công khai khoản thu thêm, khoản BHYT chi trả... để người dân hiểu rõ họ được thụ hưởng cái gì.
Ông Lê Văn Phúc: “Cần có chế tài xử lý những trường hợp thu thêm của người bệnh”.
Ông Lê Văn Phúc: “Cần có chế tài xử lý những trường hợp thu thêm của người bệnh”.

Tăng lượt khám

Tại Hội nghị triển khai Thông tư 15 quy định thống nhất giá khám chữa bệnh giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế nhấn mạnh: Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm quy định về chuyên môn đặc biệt việc chỉ định điều trị nội trú. Những nơi có tăng lượt khám bệnh thì phải tăng bàn khám, điều tiết nhân lực đảm bảo bác sĩ có thời gian khám, tư vấn cho người bệnh.

Phía BHXH Việt Nam cần chỉ đạo BHXH các địa phương thực hiện thanh toán kịp thời cho BV theo thông tư. Nếu phát hiện các mức giá chưa phù hợp thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế xem xét điều chỉnh kịp thời; tránh tình trạng dồn lại không thanh toán, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở.

Ông Lê Văn Phúc bày tỏ, Thông tư 15 đang đưa giá dịch vụ y tế về giá trị đích thực. Để thực hiện tốt Thông tư 15, đề nghị Bộ Y tế ban hành và công khai định mức kinh tế kỹ thuật để cơ sở khám chữa bệnh biết và thực hiện. Chất lượng khám chữa bệnh là vấn đề cần quan tâm. Thông tư mới quy định mỗi bàn khám đến 65 lượt bệnh nhân/ngày, bảo hiểm vẫn thanh toán 100%, trong khi trước đây chỉ 35 lượt. Một bàn bác sĩ phải khám quá nhiều 70-80, thậm chí 100 bệnh nhân/ngày thì chất lượng khám chữa bệnh sẽ hạn chế. Vì thế, trong vòng một quý, BV phải có động thái tổ chức bàn khám thêm để đáp ứng yêu cầu của người bệnh. Bên cạnh đó, các cơ sở cần công khai, minh bạch mức chênh lệch giữa giá được BHYT chi trả với giá của dịch vụ xã hội hóa, khám chữa bệnh theo yêu cầu. Có những định mức trước đây hầu như cơ sở y tế không biết và người bệnh cũng không biết mình đang thụ hưởng cái gì để họ có thể giám sát.

“Cần phải công khai cho người dân biết được đang hưởng dịch vụ như thế nào với phòng điều trị có điều hòa. Tránh trường hợp một số bệnh viện chỉ ngăn một phòng hẹp, cho thêm điều hòa, ti vi và coi như là phòng bệnh xã hội hóa, trong khi thực tế, phòng bệnh này không khác với phòng bệnh mà BHXH đang thanh toán (diện tích, điều hòa đang nằm trên định mức thanh toán)” - ông Phúc nêu rõ.

Cần chế tài xử lý những trường hợp thu thêm viện phí vô tội vạ ​ ảnh 1

Ảnh minh họa

Xử lý hiện tượng thu ngoài quy định

Ông Phúc cũng cho rằng, Bộ Y tế cần có chế tài xử lý những trường hợp thu thêm của người bệnh. Hiện tượng này tại các bệnh viện phía Bắc khá nhiều. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra như hiện nay thì chỉ số chi tiêu từ tiền túi của người dân sẽ tăng lên chứ không giảm. Về vấn đề thanh toán theo giá, Bộ Y tế yêu cầu thanh toán dịch vụ y tế theo giá đã quy định; đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam không “chẻ” ra từng định mức để thanh toán.

Trên thực tế, có cơ sở thực hiện rất tốt định mức kinh tế kỹ thuật, nhưng có cơ sở bỏ qua định mức kinh tế kỹ thuật để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, những cơ sở khám chữa bệnh nào sử dụng không hết định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Y tế phải có biện pháp xử lý, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng điều trị, giúp cơ sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, ông Phúc chỉ ra việc thanh toán chi phí giường bệnh cũng nảy sinh nhiều bất cập: Có nhiều BV có định mức nhân lực không đủ chỉ đạt 0,5-0,6 thì rõ ràng việc chăm sóc bệnh nhân toàn diện sẽ bị ảnh hưởng hơn.

Không thể thanh toán cho giường bệnh 200 nghìn đồng với định mức nhân lực 0,4-0,5 nhân viên y tế/giường bệnh bằng một BV đầu tư 1 đến 1,2 nhân viên y tế/giường bệnh. Điều này không tạo ra sự công bằng giữa các cơ sở khám chữa bệnh cũng như không giảm được việc kê giường bệnh tràn lan trong khi nhân lực có hạn...

Khi triển khai Thông tư 15, theo nhiều chuyên gia y tế, các cơ sở có số lượt khám bệnh tăng cần phải thực hiện ngay các giải pháp như tăng số bàn khám, điều tiết nhân lực cho phòng khám vào các giờ cao điểm để bảo đảm bác sĩ có thời gian khám, tư vấn cho người bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh điều trị nội trú theo đúng quy định, chống nhiễm khuẩn giảm số ngày điều trị nội trú. Thực hiện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật theo đúng quy định về chuyên môn y tế.

Thông tư 15 có hiệu lực từ ngày 15/7 với 70 dịch vụ được điều chỉnh giảm giá; trong đó giá khám bệnh bình quân giảm 17%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%. Ngoài ra có 9 dịch vụ tăng giá khoảng 5% và bổ sung thêm giá của 9 loại dịch vụ kỹ thuật mới.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.