Cô gái chỉ còn 1/1.000 cơ hội sống vì di chứng lao

Nữ bệnh nhân có tiền sử mắc lao phổi cách đây 2 năm, đã được điều trị khỏi bệnh. Di chứng do lao để lại khiến cô phải đối mặt với "thần chết".
Bệnh nhân Chài hồi phục tốt sau khi điều trị. Ảnh: T.L.
Bệnh nhân Chài hồi phục tốt sau khi điều trị. Ảnh: T.L.

Tại Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), nữ bệnh nhân Lò Thị Chài (25 tuổi, người dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp kèm di chứng do lao. Hy vọng sống chỉ còn 1/1.000, cô đã thoát khỏi "cửa tử" nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Nữ bệnh nhân có tiền sử mắc lao phổi cách đây 2 năm. Cô đã được điều trị đúng công thức, phác đồ và khỏi bệnh, nhưng di chứng do lao để lại vẫn còn rất nặng nề.

Điều này một lần nữa đe dọa tính mạng của bệnh nhân khi toàn bộ lá phổi phải mất chức năng, khí quản, phế quản bị chít hẹp, biến dạng, cong gập, gây ra tình trạng suy hô hấp.

Ngày 21/5, Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện E quyết định sử dụng kỹ thuật tim phổi máy khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là một trong những phương pháp hiện đại nhất, giúp tạo hình phế quản gốc bên phải.

Do thời gian tổn thương quá lâu, các bác sĩ nhận định phương án tối ưu nhất được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân là cắt phổi phải. Bộ phận này đã mất hoàn toàn chức năng và còn có thể mang mầm bệnh dễ bùng phát khi cơ thể suy giảm miễn dịch.

Bác sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó khoa Gây mê Hồi sức, chia sẻ: “Có những thời điểm, cô gái ở tình trạng ‘ngàn cân treo sợi tóc’ do lượng oxy nhận vào chỉ ở mức 50 ml, trong khi người bình thường là 500 ml trong một lần hít thở. Tuy nhiên, nỗ lực giành sự sống cho cô không dừng lại, trong lúc khó khăn nhất, dù chỉ còn 1/1.000 hy vọng, bác sĩ cũng không được phép bỏ cuộc”.

Để cứu sống bệnh nhân, ê-kíp đã phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tìm giải pháp đột phá, chưa từng được áp dụng. Đó là sử dụng hệ thống stent kim loại dạng lưới sắt với giá đỡ tốt hơn.

Hiện nay, sau 2 lần phẫu thuật sử dụng kỹ thuật tim phổi máy, 6 lần can thiệp đặt ống stent, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Chài đã ổn định, thở tốt hơn, đi lại và ăn uống được.

Chi phí phẫu thuật được Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đồng chi trả toàn bộ cùng với bảo hiểm y tế.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, người trực tiếp chỉ đạo và điều hành ca bệnh này, cho biết: “Trước đây, 100% người bệnh như thế này không thể cứu được. Hiện nay, với việc áp dụng phương pháp hiện đại, nhiều ca bệnh khó đã được cứu sống và Chài là trường hợp điển hình”.

Đây cũng chính là tiền đề, bước đệm quan trọng để bệnh viện chuẩn bị cho chương trình ghép phổi sẽ diễn ra trong năm nay.

Theo Zing
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.