Dùng trí tuệ nhân tạo, bác sĩ tư vấn trực tiếp, ứng dụng Covid-19 thành cẩm nang hữu ích mùa dịch

(Ngày Nay) -Chỉ sau hơn 10 ngày ra mắt, ứng dụng Covid-19 đã vươn lên vị trí Top đầu trong các app ứng dụng trên Appstore và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.
Covid 19 - Cẩm nang chống dịch hiệu quả cho người dân
Covid 19 - Cẩm nang chống dịch hiệu quả cho người dân

Kênh truyền thông mới

Thường xuyên vào facebook để cập nhật tình hình dịch bệnh từ khi Covid- 19 hoành hành là thói quen của anh Hoàng Minh Thái từ nhiều ngày nay. Tuy nhiên, thông tin từ facebook nhanh nhưng khá nhiều fake news khiến anh cũng như nhiều người dùng khác hoang mang, lo lắng vô căn cứ. “Đơn cử như thông tin phong tỏa Hà Nội trong 28 ngày, được chia sẻ rầm rộ hôm 21/3, những fake news như vậy tác động tiêu cực tới tâm lý người dân cũng như công tác chống dịch của các cơ quan ban ngành”, anh Hoàng Minh Thái chia sẻ.

Cần một kênh thông tin nhanh nhạy, chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân nắm bắt được tình hình và có biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, an toàn là vấn đề luôn cấp thiết, cần sự chung sức của cả cộng đồng. Xuất phát từ tâm nguyện này, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ Y tế “Covid-19”.

PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Y tế cho biết, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bằng nỗ lực cao nhất và chỉ sau một tuần làm việc, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn AIC đã thử nghiệm và hoàn thiện app Covid-19 để phục vụ người dân.

Ngày 13 tháng 03 năm 2020, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế chính thức ra mắt app Covid-19 thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona trên nền tảng của hai hệ điều hành điện thoại là Android và iOS.

“Với sự ra đời của app Covid-19, người dân có thêm một kênh thông tin sử dụng tiện lợi, nội dung phong phú, chính xác về tình hình dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị dịch bệnh Covid-19 do Bộ Y tế ban hành. App Covid-19 cũng có vai trò và sứ mạng của một kênh thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh”, PGS.TS. Trần Quý Tường khẳng định.

Theo thống kê của đơn vị phát triển app, sau hơn 10 ngày ra mắt, ứng dụng Covid-19 chạy trên nền tảng IOS và Androi đã có hàng trăm ngàn lượt tải về di động và sử dụng làm “cuốn cẩm nang mùa dịch”. Hội Y tế Nhật Bản, app Covid-19 cũng vừa công bố, đây là ứng dụng đang đứng thứ 3 trong các app ứng dụng trên App Store.

Rất nhiều người dùng sau khi cài App đều nhận định, ứng dụng Covid-19 được phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có khả năng giải đáp tự động, liên tục theo thời gian thực (24/7) cho phép nhiều người dùng cùng lúc hỏi đáp về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Covid-19. Người dân có thêm một kênh thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Covid-19 do Bộ Y tế ban hành.

 “Tôi đã cài app Covid-19 của Bộ Y tế được một thời gian. Tôi thấy rất bổ ích vì các mục nội dung phong phú, dễ hiểu và thiết thực giúp cho người dân cập nhật thông tin nhanh nhất và chính xác nhất”, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Anh hùng lao động, Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chia sẻ.

Tiến sỹ Lê Cảnh Nhạc - nguyên Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cũng nhận định:“Khi tìm kiếm từ khóa Covid-19 trên Appstore, tôi thấy ứng dụng này đứng vị trí Top đầu và nhận được nhiều phản hồi tích cực, chứng tỏ nhiều người đang rất quan tâm về việc phòng chống dịch và ứng dụng này thông minh có tác dụng rất lớn cho người dùng lúc bận rộn vì qua đây có thể tìm số đường dây nóng, các điểm y tế gần nhất, cách phòng chống dịch… Hiện tôi sử dụng ứng dụng này hàng ngày để nắm bắt thông tin chuẩn từ Bộ Y tế đưa ra”.

Cẩm nang chống dịch hiệu quả

Được vận hành bởi cơ quan y tế chuyên trách, nguồn dữ liệu, thông tin đăng tải trên ứng dụng Covid-19 bảo đảm chính xác, khoa học và tin cậy, giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận các thông tin về phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách dễ hiểu, đầy đủ nhất.

Đơn vị phát triển app đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo có khả năng tự học dựa trên lịch sử giao tiếp với người dùng và sẽ được liên tục nâng cấp, hoàn thiện theo thời gian, giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng cho người dùng, người dân có thể trao đổi thông tin với trợ lý ảo bằng giọng nói.

Đặc biệt, người dân không cần đến bệnh viện, ở nhà cũng được kết nối với các Bác sỹ đầu ngành y tế dự phòng, các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai… trực tiếp tư vấn về kiến thức dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh thông qua công cụ hội nghị trực tuyến được AIC Group tích hợp sẵn trong ứng dụng.

Dùng trí tuệ nhân tạo, bác sĩ tư vấn trực tiếp, ứng dụng Covid-19 thành cẩm nang hữu ích mùa dịch ảnh 1

Người dân không cần đến bệnh viện, ở nhà cũng được kết nối với các Bác sỹ đầu ngành

Chị Nguyễn Thị Thủy - sống tại Cầu Giấy, Hà Nội, người vừa trải nghiệm app cho biết, trong khung giờ 10h00 - 11h00 sáng 17/3, chị đã kết nối được với bác sĩ Trần Tuấn Anh. Các thắc mắc, băn khoăn của chị được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí. “Cảm nhận đầu tiên của tôi là bác sĩ rất thân thiện và nhiệt tình. Bác sĩ hỏi tôi về quá trình di chuyển của người thân, có biểu hiện sốt, đau rát, thắt cổ họng không? Ngay sau khi tôi trình bày thì đều được giải đáp kỹ lưỡng. Tôi cũng đã giới thiệu cho người thân và bạn bè thường xuyên vào ứng dụng để chủ động cập nhật thông tin cũng như cách phòng chống dịch”, chị Thủy cho biết.

“Chúng tôi cũng như các bác sĩ, giáo sư đầu ngành khác đã hỗ, tư vấn có hiệu quả cho nhiều người dùng cùng một lúc hỏi đáp về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Covid-19. Ứng dựng này đang đem lại hiệu quả rất to lớn trong việc phòng chống dịch bệnh và về lâu dài sẽ góp phần quan trọng, không thể thiếu được trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”, bác sĩ Trần Tuấn Anh xác nhận. Đồng thời chia sẻ thêm, bản thân bác sĩ cũng coi việc tư vấn online cho người dân qua app Covid 19 là niềm vui, được đóng góp công sức nhỏ bé của mình cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh.

“Là một Bác sĩ tham gia trả lời hỏi đáp trên App Covid-19, tôi đã chia sẻ rất nhiều thông tin với nhiều người, giúp cho họ có được kiến thức y tế, hiểu biết về Covid-19; hướng dẫn cho họ biết cách phòng tránh nó phì hợp với hoàn cảnh của từng người. Ngoài ra tôi đã có cơ hội chia sẻ với nhiều người hiểu biết về những bệnh tật mà họ quan tâm, muốn tìm hiểu mà không có cơ hội gặp trực tếp bác sĩ. Có thể nói App Covid-19 là một phương tiện mới, hữu ích giúp cho các Bác sĩ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thời gian tới.”, bác sĩ Trần Tuấn Anh nói.

Được biết, hiện đơn vị phát triển ứng dụng vẫn đang nỗ lực ngày đêm, khảo sát người dùng, lắng nghe  ý kiến đóng góp để hoàn thiện app trở thành cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho người dân hữu hiệu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.