Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên

Theo Giám đốc Bệnh viện K, nhiều bệnh nhân ung thư nếu phát hiện ở ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, đến giai đoạn muộn thì thường chỉ có thể kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn 
GS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K thăm chị Nguyễn Thị Liên- bệnh nhân ung thư vú di căn giai đoạn cuối điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều
GS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K thăm chị Nguyễn Thị Liên- bệnh nhân ung thư vú di căn giai đoạn cuối điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều

"Tôi từng nghĩ ung thư xa vời, ở ngoài xã hội, chứ không rơi vào mình"

Gặp chị Võ Thị Thanh Nhung- Phó Giám đốc một ngân hàng lớn của Hà Nội tại Bệnh viện K vào sáng chủ nhật mát lành của mùa thu, chúng tôi không ai nghĩ chị đã 42 tuổi bởi sự trẻ trung, duyên dáng của chị. Đặc biệt, chúng tôi càng không thể nghĩ người phụ nữ xinh đẹp, tràn nhựa sống, mái tóc dài đen dày này lại là một “chiến binh” mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh ung thư vú.

Chị Nhung kể, cách đây 5 năm, trong một lần khám sức khoẻ định kỳ của cơ quan, các bác sĩ cho biết trong ngực tôi có u và khuyên tôi nên đi khám chuyên khoa ung thư để kiểm tra ung thư vú sớm.

Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên ảnh 1

Chị Võ Thị Thanh Nhung tại một buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức về ung thư vú

“Tôi không thể nào quên được ngày 19/8/2015 - ngày biết tin mình bị bệnh. Tôi như chết lặng đi, tất cả như sụp đổ ngay trước mắt. Nghĩ đến sự sống sẽ đong đếm từng ngày, từng tháng, tôi òa khóc như một đứa trẻ. Tôi cũng không nhớ đã khóc bao lâu, nhưng chỉ đến khi con trai 3 tuổi hồn nhiên hỏi: “Con ngoan mà vì sao mẹ lại khóc?” thì tôi mới choàng tỉnh. Cũng chính thời điểm đó, tôi quyết tâm không cho phép bản thân được gục ngã”- chị Nhung kể lại.

Tuy nhiên, cũng may mắn, ung thư vú của chị Nhung được phát hiện ở giai đoạn sớm nên các bác sĩ Bệnh viện K đã tư vấn cho chị phương án điều trị ung thư bảo tồn. Mặc dù vậy, theo chị Nhung, quãng thời gian ấy với chị rất khó khăn, bởi gia đình nội ngoại và chồng vẫn công tác ở Bắc Kạn.

 “Tôi đã trải qua 8 đợt truyền hóa chất và 35 lần xạ trị. Dù đau đớn vô cùng, nhưng bản thân tôi luôn lạc quan. Để không phải chứng kiến mái tóc đen dày rụng rơi mỗi ngày, tôi chủ động cạo đầu và đội tóc giả. Hằng ngày, tôi trang điểm nhẹ và duy trì đều đặn công việc tại cơ quan. Và, điều tuyệt vời nhất đó là sau hơn 1 năm điều trị đau đớn, tôi vui mừng khôn xiết khi được các bác sĩ thông báo đã loại bỏ khối u thành công”- chi Nhung chia sẻ

Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên ảnh 2

Các "chiến binh" mạnh mẽ đối diện với bệnh ung thư, và trở thành những người truyền động điệp: Phụ nữ hãy yêu thương bản thân mình, giữ gìn sức khỏe và vẻ đẹp tự tin để hoàn thành sứ mệnh cao cả làm vợ, làm mẹ và cống hiến cho xã hội

Từng ở giữa ranh giới mong manh của sinh tử nên chị Nhung bảo rằng chị trân quý từng phút giây của sự sống. Thời gian của chị dành cho công việc, gia đình và hoạt động xã hội giúp phụ nữ phòng chống ung thư vú.

“Tôi đã từng nghĩ ung thư ở đâu xa xôi bên ngoài xã hội, chứ không bao giờ “rơi” vào mình, nhưng rồi chính mình lại bị căn bệnh này. Vì vậy, các chị em phụ nữ hãy chủ động “thăm khám” cho vòng 1 của mình, hãy ít nhất một tuần 2 lần soi vòng 1 của mình trong gương để kịp thời phát hiện được sự thay đổi của vòng 1 sớm nhất. Ung thư như một đốm lửa, nếu phát hiện sớm thì còn nhiều cơ hội chữa, còn nếu đã để đốm lửa lan rộng thì khó có khả năng dập tắt”- chị Nhung nhắn nhủ.

Cảnh báo: 70% bệnh nhân ung thư ở nước ta phát hiện bệnh giai đoạn muộn

Lời nhắn nhủ của chị Nhung- một nữ bệnh nhân đã trải qua những ngày điều trị ung thư vú và hiện đang là thành viên của Câu lạc bộ “Phụ nữ kiên cường” – một tuyên truyền viên tích cực của dự án hỗ trợ ung thư vú trong cộng đồng cũng là thông điệp được truyền đi tại Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư diễn ra sáng nay tại Bệnh viện K (43, Quán Sứ, Hà Nội), đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên ảnh 3

Nhiều chị em phụ nữ chờ khám tầm soát ung thư vú sáng ngày 20/10 tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ

Cùng với thông điệp của chị Nhung, lời bài hát “Phụ nữ hãy yêu thương bản thân mình, giữ gìn sức khỏe và vẻ đẹp tự tin để hoàn thành sứ mệnh cao cả làm vợ, làm mẹ và cống hiến cho xã hội”- đầy tự tin của 5 nữ bệnh nhân ung thư khác tại chương trình, có chị đã chiến thẳng căn bệnh quái ác này và có chị vẫn đang điều trị tại Bệnh viện K đã cùng nhau truyền đi những thông điệp để cộng đồng nói chung, phụ nữ nói riêng chung tay bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát, phát hiện sớm, phòng ngừa ung thư để căn bệnh này không còn là mối lo ngại của toàn xã hội.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, theo thống kê của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), mỗi năm ở nước ta có 164.671 ca mắc mới ung thư, hơn 300.000 người đang sống chung với căn bệnh này. Tuy nhiên, Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh, ung thư là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Phát hiện càng sớm thì  việc điều trị càng đơn giản, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.

Mặc dù vậy, GS.TS Trần Văn Thuấn nêu thực trạng, bệnh nhân ung thư ở nước ta có tới trên 70% là phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Càng phát hiện muộn thì việc điều trị càng phức tạp, tốn kém và hiệu quả càng thấp. Ví dụ ung thư phổi, ung thư gan có tới 80% đến 90% số bệnh nhân đến khám, điều trị ở giai đoạn muộn.

Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên ảnh 4

Khám tầm soát ung thư vú cho bệnh nhân tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ

“Chúng ta phải tăng cường các biện pháp chẩn đoán sớm, càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả và đơn giản. Trước hết người dân cần phải có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Việc tầm soát và phát hiện ung thư sớm đặc biệt với người ở độ tuổi 40 trở lên có ý nghĩa rất quan trọng.

Tầm soát và phát hiện ung thư sớm không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới”- GS.TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh

Những thay đổi của cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư

- Thay đối tính chất phân hoặc thói quen đi tiểu

- Có vết loét không lành

- Chảy máu bất thường

- Xuất hiện vùng mô dày lên dưới da, có khối u ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể

- Thay đổi da, bao gồm mụn cóc hoặc nốt ruồi bị thay đổi màu sắc hoặc kích thước

- Khó tiêu hoặc khó nuốt

- Ho khàn tiếng

- Giảm sút cân không rõ lý do

Giám đốc BV K kêu gọi cộng đồng chủ động tầm soát ung thư sớm, đặc biệt ở độ tuổi 40 trở lên ảnh 5

PGS.TS Lê Văn Quảng cùng các y bác sĩ của Bệnh viện K đạp xe kêu gọi cộng đồng chủ động khám sức khoẻ, tầm soát ung thư sớm

Để phòng ngừa các bệnh ung thư: Cách nào?

Các chuyên gia của Bệnh viện K khuyến cáo, người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách:

- Không hút thuốc

- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên

- Không uống rượu bia, đồ uống có cồn

- Duy trì cân nặng lý tưởng, có thể dựa trên chỉ số  khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày

- Luyện tập thể dục đều đặn

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh việc khám sức khoẻ định kỳ và quan trọng là chủ động tầm soát sớm bệnh là một trong những biện pháp quan trọng nhất bởi theo Giám đốc Bệnh viện K, nhiều bệnh nhân ung thư nếu phát hiện ở ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, đến giai đoạn muộn thì thường chỉ có thể kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Bệnh viện K phối hợp với Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng đã tổ chức khám sàng lọc ung thư vú miễn phí cho nhiều phụ nữ, nhắc nhở chị em quan tâm bản thân mình hơn để có sức khỏe tốt. Cũng ngay sau lễ phát động, các nhân viên y tế Bệnh viện K và tình nguyện viên đã diễu hành bằng xe đạp trên các tuyến phố lớn của Hà Nội với thông điệp nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.