Hơn 40% thực phẩm bổ sung của Nhật Bản không đạt chuẩn

Thử nghiệm của Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (NCAC) phát hiện hơn 40% sản phẩm thực phẩm bổ sung không hòa tan trong nước theo thời gian quy định thuốc thông thường.
Hơn 40% thực phẩm bổ sung của Nhật Bản không đạt chuẩn

Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (NCAC) đã chọn tổng cộng 100 sản phẩm với 10 loại bổ sung khác nhau bao gồm đa vitamin, GABA, giấm đen và Coenzyme Q để thử nghiệm. Chúng được lựa chọn dựa trên các cuộc điều tra của NCAC tại các cửa hàng và trên mạng xã hội.

Các sản phẩm dược phẩm phải hòa tan trong nước trong vòng 30 phút nếu chúng là những viên thuốc cứng, không tráng. Những chất được bọc đường hoặc dung dịch khác cần 60 phút để phân hủy và viên nang phải tan trong vòng 20 phút.

Nhưng thử nghiệm của NCAC cho thấy 42 sản phẩm không hòa tan theo thời gian giới hạn. 14/26 viên thuốc không bọc cũng không phân hủy đúng thời gian. Ngoài ra, trong số 64 sản phẩm được thử nghiệm đã mở bao, một nửa không hòa tan theo giới hạn thời gian cho phép.

Phát hiện này cho thấy cơ thể của con người có thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng tập trung được đóng gói trong thuốc và viên bổ sung. NCAC kêu gọi người dân cần thận trọng vì "không phải lúc nào các chất bổ sung đều có chất lượng tương tự sản phẩm thuốc".

Thực phẩm bổ sung được phân loại là mặt hàng thực phẩm. Các tiêu chuẩn tồn tại có trên mục thông tin dinh dưỡng của từng sản phẩm được phê duyệt bởi Cơ quan tiêu dùng. Tuy nhiên, những thực phẩm này không phải tuân theo yêu cầu nghiêm ngặt như các sản phẩm dược phẩm. Chúng cũng không cần sự phê duyệt bởi Chính phủ khi ra thị trường.

Trong một cuộc khảo sát với 10.000 người tiêu dùng, 74% người được hỏi nói rằng họ tin các chất bổ sung có sự giám sát nghiêm ngặt và chất lượng sản phẩm ổn đinh. Trong khi đó, 20% nói rằng họ dùng chúng để giảm nhẹ các triệu chứng khi bị bệnh. Gần 10% dường như bị nhầm lẫn về sự khác biệt giữa thuốc và thực phẩm bổ sung.

Satoshi Ono, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Shimane, cho biết: "Nếu các chất bổ sung ra khỏi cơ thể tương tự khi chúng xâm nhập vào, chúng không hòa tan và được hấp thụ. Đó là sự 'phản bội' lại kỳ vọng của người tiêu dùng".

Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi đối với các tổ chức liên quan đến việc sản xuất thực phẩm bổ sung. Hiệp hội Thực phẩm và Sức khỏe Nhật Bản cho rằng các thử nghiệm về thời gian hòa tan của chất bổ sung nên được thực hiện bắt buộc.

Trong khi đó, Hiệp hội Thực phẩm Y tế Nhật Bản phản đối cách thực hiện các xét nghiệm. "Điều này có vẻ khiến thực phẩm bổ sung được đánh giá ngang hàng với thuốc, khiến người tiêu dùng sẽ hiểu sai về sự khác biệt giữa chúng", cơ quan này cho biết.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.