“Kẻ giết người thầm lặng” đe dọa sự sống của 12 triệu người Việt

(Ngày Nay) - Với đặc thù không có biểu hiện triệu chứng, tăng huyết áp được được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi trong tích tắc từ một người bình thường có thể bị đột quỵ sau cơn tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong, tàn phế.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp

Tại Lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp diễn ra ngày 13/5 tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong năm người trưởng thành thì có một người mắc.

“Kẻ giết người thầm lặng này” là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa… làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc.

Nguy hiểm ở chỗ, hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Theo điều tra, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp hiện nay thì có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Tại Hà Nội, theo điều tra năm 2016 về các yếu tố và hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm cho thấy có đến 15,16% người dân trong độ tuổi từ 18 - 69 bị tăng huyết áp. Với nhóm tuổi từ 45 – 69 tỉ lệ này chiếm 27%. Tăng huyết áp gặp nhiều ở nhóm người có tiền sử uống rượu bia, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Ngăn ngừa tăng huyết áp như thế nào?

Theo Bộ trưởng Tiến, bệnh tăng huyết áp liên quan chặt chẽ tới các hành vi nguy cơ như hút thuốc, uống rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực.

Tại Việt Nam, có đến 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và có khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa dân số ăn thiếu rau/trái cây; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch.

Đang từ một người khỏe mạnh bình thường mắc huyết áp không được phát hiện, có thể đột ngột lên cơn huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não và hậu quả là bị tử vong hoặc nếu qua khỏi thì bị tàn phế, nằm liệt giường, thậm chí phải chăm sóc suốt cuộc đời.

Vì thế, việc phòng chống các yếu tố nguy cơ cùng với dự phòng, phát hiện sớm và kiểm soát tăng huyết áp là một chương trình y tế ưu tiên để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do căn bệnh này.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 gam/ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Thực hiện những hành vi nêu trên sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đái tháo đường týp II và trên 40% các bệnh ung thư.

Đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, vì vậy cần đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình. Người mắc

tăng huyết áp vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Ngày 17 tháng 5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới chọn làm Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp.

Tại lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp do diễn ra sáng 13/5 tại UBND xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn đã diễn ra các hoạt động đo huyết áp, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân về phòng chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, truyền thông tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, truyền thông vận động xã hội và nâng cao nhận thức của cộng đồng về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

 Theo Dân trí

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.