Linh cảm giúp người mẹ kịp cứu con khỏi mác “hung thần“

(Ngày Nay) - Trước khi can thiệp, cu Bin 19 tháng tuổi (Hà Nội) thường xuyên đập đầu vào tường, đánh người, gào thét, trong khi lại chậm nói.
Những đứa trẻ chậm nói, chậm phát triển cảm xúc sẽ không biết cách thể hiện các nhu cầu của mình, và sẽ dùng hành động thể hiện, dẫn đến dễ bị nhầm tưởng là tăng động. Ảnh minh họa:RD.
Những đứa trẻ chậm nói, chậm phát triển cảm xúc sẽ không biết cách thể hiện các nhu cầu của mình, và sẽ dùng hành động thể hiện, dẫn đến dễ bị nhầm tưởng là tăng động. Ảnh minh họa:RD.

Chị Hòa (ở Hà Đông, Hà Nội) đang có một tổ ấm hạnh phúc bên người chồng hiền lành và thành đạt, cùng cậu con trai đáng yêu 22 tháng tuổi, tên ở nhà là cu Bin. Tuy nhiên, mới cách đây 3 tháng, chị Hòa bị stress nặng do con quá nghịch ngợm, ai nói cũng không nghe lời.

Người mẹ trẻ cho biết, chị sinh cu Bin cuối năm 2014. Bé có cân nặng luôn vượt chuẩn nên chị rất yên tâm. Song mỗi ngày con lớn lên là một ngày trong lòng chị bất an, do thấy bé khác với trẻ xung quanh. "Ngay từ lúc chưa biết lật, chân tay bé lúc nào cũng đạp liên hồi, rất phấn khích, thế mà tôi lại nghĩ là do con vui quá thôi", chị Hòa tâm sự.

Đến tuổi ăn dặm, cậu bé hoạt động luôn chân, luôn tay. Cho nằm ghế bập bênh có khung sắt mà bé cứ đập chân vào, không biết đau. Nhiều lần bé cũng tự cộc đầu vào thành giường, vào ghế hay bất cứ đâu. Tuổi biết đi, cu Bin phá phách không thể bảo được. Có lúc cậu bé hét liên tục nửa tiếng không biết mệt. Rồi có lúc đi kiễng chân, quay vòng liên hồi.

"Đỉnh điểm là việc con đánh người. Gặp ai cũng đánh, nhiều lần còn tự giật tóc, vả bôm bốp vào mặt mình. Có những khi mình quát con không được, nên đánh con, con khóc, mẹ cũng khóc theo", chị Hòa nhớ lại. 

Đến khi cu Bin được 19 tháng tuổi, bé vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, nhưng không chịu nói, khả năng nhận biết cũng rất kém. Hàng xóm thậm chí không cho con mình chơi với bé, coi bé như "hung thần". Thời điểm này, chị Hòa hay trao đổi với người nhà về lo ngại của mình nhưng hầu hết đều bị gạt đi, nói rằng "trẻ con nghịch là chuyện bình thường và con trai phải nghịch, thường sẽ chậm nói hơn con gái".

Song, vì bản năng của một người mẹ, chị Hòa luôn bất an. Sau khi tham khảo ý kiến, chị Hòa đã nghĩ đến tình huống con mình bị tăng động và quyết định cho con đi khám.

"Ngày nhận được kết quả, tôi đã ngồi khóc tu tu. Con trai thực sự chậm phát triển hơn bạn cùng độ tuổi. Nếu không can thiệp, tình trạng này càng xấu hơn", người mẹ 26 tuổi nhớ lại. Cũng may, cậu bé không bị tăng động mà chỉ chậm phát triển và sẽ dễ can thiệp hơn.

Từ cuối tháng 7/2016, cu Bin bắt đầu đi học lớp chuyên biệt. Chị Hòa cũng phải đi học cùng con. Mỗi ngày chứng kiến con học được một điều, chị Hòa cũng học được hai ba điều, từ việc chơi với con, cách dạy con, cho đến việc kìm chế bản thân mỗi lần con làm trái ý. 

"Kỳ diệu thay, con đi học một tuần thì nền tính hẳn, ai cũng nhận ra. Một buổi sáng ngủ dậy, tôi đang làm vệ sinh cá nhân cho con và dạy nói như mọi lần. Bất ngờ con bật ra từ 'cây'. Tôi bảo nhắc lại, con cũng nói được. Từ lúc đó, dạy gì là con nói theo, dù ngọng líu ngọng lô", chị Hòa hạnh phúc kể.

Sau 50 ngày học, cu Bin như lột xác thành người khác. Thấy mẹ ở đâu là chạy ra vuốt má, thơm mẹ. Đến bữa ăn cậu bé biết kéo bàn ghế, ăn xong biết cất nồi cơm, dùng bô xong biết đóng nắp và xả bồn cầu, rót nước khi mẹ về nhà... Nếu như trước đây các bé hàng xóm rất sợ chơi với cu Bin thì nay bé được các bạn yêu quý vì thảo tính và rất sôi nổi.

"Hiện nay, con 22 tháng tuổi, dạy gì con cũng biết rất nhanh. Các thầy cô và bác sĩ nước ngoài ở trung tâm rất ấn tượng, vui vì con tiến bộ không ngờ", người mẹ chia sẻ.

Theo bác sĩ Phạm Bích Hà (Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng), các bác sĩ đã sử dụng một bộ công cụ mà trên thế giới đang áp dụng để theo dõi trẻ trong vòng 1,5 tiếng. Kết quả sẽ phản ánh 4 khả năng đánh giá một đứa trẻ gồm: Khả năng cảm xúc, tương tác xã hội - khả năng nhận thức, trí tuệ - khả năng ngôn ngữ giao tiếp bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt - khả năng vận động bao gồm: vận động thô và vận động tinh.

"Kết quả cho thấy cu Bin chậm phát triển so với lứa tuổi về các mặt tương tác xã hội, ngôn ngữ và nhận thức, trong khi mặt vận động thể lực lại phát triển bình thường theo đúng tuổi. Vì thế dẫn đến hiện tượng cu Bin chỉ thường sử dụng tay chân đấm đá, giật, đánh, gào thét để diễn đạt mong muốn và cảm xúc của mình", bác sĩ Hà nói.

Xác định được vấn đề, các bác sĩ đã tìm ra phương pháp xử lý. Rất nhanh chóng, cậu bé đã biết nói những từ đầu tiên và từ đó kéo theo nhiều khả năng khác cũng tiến bộ. Chỉ sau 50 ngày, cu Bin đuổi kịp mốc phát triển như những đứa trẻ bình thường và không cần phải đến trung tâm can thiệp nữa.

Cũng theo bác sĩ Hà, nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu gì nghi ngờ thì nên cho đi khám ngay trước 3 tuổi là tốt nhất vì can thiệp ở trẻ nhỏ tuổi sẽ hiệu quả hơn nhiều, do não trẻ còn đang trong quá trình hoàn thiện phát triển. Với trường hợp của cu Bin, mới 19 tháng tuổi và cha mẹ rất hợp tác nên bé tiến bộ nhanh.

Hiện tại, chị Hòa đã cho cu Bin đi nhà trẻ, còn mình yên tâm đi làm.

Theo Vnexpress
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.