Mẹo đoán sức khỏe qua màu sắc nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn. Chính vì vây, hãy tự kiểm tra sức khoẻ của mình dựa vào yếu tố này nhé!
Mẹo đoán sức khỏe qua màu sắc nước tiểu
Những thế kỷ trước, các bác sĩ phải nếm nước tiểu bệnh nhân để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nhưng hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ và y học, có nhiều cách hiệu quả hơn để kiểm tra tổng quát sức khoẻ. Tuy nhiên, bài học từ những vị bác sĩ cổ đại cho thấy: Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn.
Sau đây là một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn tự kiểm tra sức khoẻ qua nước tiểu:

Nước tiểu trong, gần như không có màu

Có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng không nên vì sẽ buộc thận phải hoạt động nhiều để lọc thải nước. Về cơ bản, tổng lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày không nên quá 2 lít. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ thể, thời tiết cũng như công việc, sự hoạt động của mỗi người mà lượng nước cần uống cũng khác nhau. Bạn nên ngừng uống nước khi thấy thường xuyên mắc tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.

Nước tiểu có màu vàng nhạt

Có thể lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc cơ thể không hấp thu được. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thu được vitamin là ăn nhiều thực phẩm có vitamin thay vì uống các loại thuốc bổ.

Nước tiểu màu vàng sậm

Điều này có thể do bạn bị mất nước. Khi đó nước tiểu trở nên đặc hơn, làm cho các chất trong nước tiểu tiếp xúc với niêm mạc bàng quang dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng. Nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là lý tưởng nhất. Uống nước bù đắp là cách để phục hồi màu nước tiểu.

Mẹo đoán sức khỏe qua màu sắc nước tiểu - anh 1

Nước tiểu màu đỏ

Dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn đã đi tiểu ra máu. Bác sĩ Tomas Griebling – Tiến sĩ Y khoa, Phó chủ tịch Khoa tiết niệu tại ĐH Kansas (Mỹ) khuyên: “Bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt”. Nguyên nhân dẫn đến nước tiểu màu đỏ bao gồm chấn thương, bệnh thận, nhiễm trùng thận, ung thư hoặc một số bệnh lý khác.

Nước tiểu chuyển màu cam

Có thể do ảnh hưởng của loại thuốc mà bạn đang dùng. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy mang theo loại thuốc đang uống đến bác sĩ và hỏi thật chi tiết. Ăn quá nhiều những thức ăn có màu cam hoặc có phẩm màu hóa học cũng làm nước tiểu chuyển màu cam.

Nước tiểu màu siro/ màu nâu của bia đen

Bạn có dấu hiệu mắc bệnh gan hoặc cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hãy uống thêm nước và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.

Nước tiểu màu xanh lá/xanh dương

Cơ thể bạn đang có vấn đề. Có thể bạn đang mắc một loại bệnh di truyền hiếm gặp khiến nước tiểu của bạn có màu xanh lá hoặc xanh dương. Đây cũng là dấu hiệu của người có đường tiểu bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nước tiểu của bạn có màu này là do thức ăn, đồ uống hoặc một loại thuốc nào đó mà bạn đang dùng. Khi phát hiện đi tiểu ra màu xanh, bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết tình trạng sức khỏe của mình sớm nhất.

Nước tiểu nặng mùi

Ngoại trừ trường hợp bạn vừa ăn phải các loại thức ăn gây mùi như măng tây hay cà phê thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cần dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nước tiểu sủi bọt

Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao. Khi thận không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến sự tích tụ protein trong nước tiểu. Protein này sẽ tạo ra bọt khí khi nó tiếp xúc với nước trong nhà vệ sinh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh thận nếu có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường hoặc thành viên trong gia đình từng mắc phải.

Mẹo đoán sức khỏe qua màu sắc nước tiểu - anh 2

Tăng số lần đi tiểu

Đây là dấu hiệu cảnh báo về bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là u tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Khi tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn, nó sẽ chèn ép lên niệu đạo khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần hơn. Bác sĩ Griebling nói: “Nhiều người nghĩ rằng uống ít nước lại sẽ làm giảm số lần muốn đi tiểu, nhưng tình trạng mất nước cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiết niệu”. Vì vậy bạn cần sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.

Đi tiểu kèm khí thoát ra

Vi khuẩn trong bàng quang có thể tạo ra khí khi bạn đi tiểu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu nào, hãy đến gặp bác sĩ. Rất ít khả năng, nhưng cũng có thể bạn có một lỗ rò bất thường ở bàng quang hoặc giữa bàng quang với ruột kết. Bạn cũng có nguy cơ phát triển lỗ rò nếu có tiền sử bệnh viêm ruột mãn tính hoặc viêm loét đại tràng.

Nước tiểu đục, có cặn

Dấu hiệu này có thể xuất phát từ các vấn đề sau:
- Bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bạn đang có các triệu chứng như đau lưng, đau vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và sốt, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán đúng căn bệnh.
- Sỏi thận: là nguyên nhân phổ biến gây nên các cơn đau. Cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
- Cũng có thể bạn đã ăn quá nhiều măng tây.
Ngoài ra, khi thấy có những triệu chứng bất thường về đường tiểu như nước tiểu rỉ ra khi bạn cười to hoặc bạn phải thường xuyên thức dậy nửa đêm để đi tiểu… (dù không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay đang mang thai), bạn cũng nên đến bác sĩ ngay để được phát hiện kịp thời những căn bệnh có liên quan đến đường tiểu.

>>> Xem thêm:

Mẹo đoán sức khỏe qua màu sắc móng tay

Mẹo đoán sức khỏe qua mái tóc

Mẹo đoán tình trạng sức khỏe qua biểu hiện của kinh nguyệt

Tuệ Linh (th)

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.