Mối nguy hại mang tên... nấm rừng

[Ngày Nay] - Bên cạnh những loại nấm ăn được có không ít các loại nấm độc và cực độc. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được tự ý hái nấm lạ về ăn.
Người dân không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ
Người dân không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã tiếp nhận 9 ca cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều, da lạnh, tim nhịp nhanh đều, đau thượng vị do ăn phải nấm độc.

Trước đó, 2 chị em Lường Thị Tợi và Lường Thị Nhình trú tại bản Thái, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải lên rừng lấy măng, thấy nấm mọc nhiều nên hái về nấu canh cho cả nhà ăn. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, 9 người trong 2 gia đình xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn liên tục, thân nhiệt giảm... nên được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã khẩn trương thăm khám, cấp cứu điều trị theo phác đồ. May mắn sau khi cấp cứu, 9 người đều ổn định, hết đau bụng, hết nôn, ăn uống bình thường, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Thời gian qua, nhiều bệnh viện cũng đã ghi nhận không ít ca bệnh nguy kịch vì ăn phải nấm độc, điển hình như trường hợp của 5 thành viên trong một gia đình ở thôn Cốc Nghè, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Theo thông tin ban đầu, con rể ông Bồn Văn Cảnh (sinh năm 1978) là Bồn Văn Thắng và con gái Bồn Thị Tỉnh lên rừng lấy măng thấy nhiều cây nấm lạ, màu trắng nên đã hái về nấu bữa tối cho gia đình. Sau ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, 5 người trong gia đình đều có biểu hiện ngộ độc, với các triệu chứng: Đau đầu, nôn, đau bụng, tê tay chân, khó thở... Đến gần nửa đêm, các bệnh nhân được đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang để điều trị. Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã tiến hành xông rửa dạ dày, truyền giải độc, truyền dịch. Sau điều trị, sức khỏe của các bệnh nhân đã may mắn hồi phục.

Mối nguy hại mang tên... nấm rừng ảnh 1

Nấm tán trắng là một trong những loài nấm cực độc

Qua các trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được tự ý hái nấm lạ về ăn. Sự nguy hiểm của việc ăn nấm rừng đã được cảnh báo nhiều lần, bởi có rất nhiều nấm độc bằng mắt thường không thể phân biệt được. Nhưng ở vùng nông thôn, nhất là khu vực rừng núi, bà con vẫn dựa vào kinh nghiệm đi rừng, hái về ăn mà không nghĩ rằng có thể nguy hại đến tính mạng.

Sau những trận mưa cũng là lúc các loại nấm tự nhiên sinh sôi và phát triển mạnh. Vì vậy, người dân cần hết sức lưu ý đến nguy cơ ngộ độc nấm rừng. Để an toàn, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, tuyệt đối không hái nấm hoang dại để ăn.

Một số loại nấm độc có hình dáng được miêu tả giống nấm thông thường nên rất dễ nhầm lẫn.

Nấm đen nhạt: Còn gọi là nấm xanh đen, nấm bìu. Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ.

Nấm tán trắng: Quả nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt khi thời tiết khô thì nhẵn bóng, khi trời ẩm thì ướt và dính. Loại này cũng rất độc và đặc biệt là hình thức rất dễ khiến người ta nhầm lẫn.

Nấm đỏ: Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam, màu sắc có thể nhạt dần sau mưa, có phủ những vảy màu trắng. Loại nấm này trông rất đẹp còn được gọi là nấm bay, nấm vũ trụ.

Khi đã ăn nấm và có các biểu hiện như thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội cần đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.