Mùa mưa bão, dân vùng ngập nước thường hay có nguy cơ mắc bệnh da liễu nào?

(Ngày Nay) - Mùa mưa bão dân vùng ngập nước thường hay có nguy cơ mắc bệnh da liễu nào? Nguyên nhân vì sao và ai là những đối tượng có nguy cơ cao?
Bệnh viêm da tiếp xúc là các mảng ban đỏ tại vùng tiếp xúc, mụn nước, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau nhức.
Bệnh viêm da tiếp xúc là các mảng ban đỏ tại vùng tiếp xúc, mụn nước, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau nhức.

Lũ lụt là một trong những thảm họa thiên nhiên phổ biến ở nước ta. Tất cả những người tiếp xúc và ngâm nước bẩn lâu ngày đều có nguy cơ mắc các bệnh về da và 1 số bệnh lý toàn thân. Các bệnh lý về da được phân loại thành 4 nhóm, đó là: (i) các bệnh viêm da (ví dụ: viêm da tiếp xúc); (ii) nhiễm trùng da (ví dụ: nhiễm nấm và vi khuẩn); (iii) bệnh ngoài da do chấn thương; và (iv) các bệnh ngoài da khác (ví dụ như phản ứng do côn trùng cắn và cảm xúc tâm lý làm trầm trọng thêm các bệnh da nguyên phát.

Viêm da tiếp xúc

Giai đoạn cấp tính của viêm da tiếp xúc kích ứng bắt đầu với sự xâm nhập của hóa chất hoặc chất gây kích ứng qua da, gây tổn thương tế bào sừng và giải phóng các chất trung gian gây viêm. Việc ngâm mình lâu trong nước ngập là một trong những nguy cơ gây tổn thương tế bào sừng, dẫn đến viêm và kích ứng.

Sự khởi phát của các triệu chứng thay đổi từ vài phút đến vài ngày tùy thuộc vào nồng độ của các chất gây kích ứng và thời gian tiếp xúc.

Biểu hiện lâm sàng là các mảng ban đỏ tại vùng tiếp xúc, mụn nước, cảm giác châm chích, bỏng rát và đau nhức

Điều trị: tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng và giữ  khô tổn thương để ngăn ngừa các bệnh da thứ phát. Điều trị hỗ trợ bằng các thuốc có chứa corticosteroid tại chỗ  và kháng histamine toàn thân.

Nhiễm nấm da

Mùa mưa bão, dân vùng ngập nước thường hay có nguy cơ mắc bệnh da liễu nào? ảnh 1

Bàn chân nơi tiếp xúc với nước bẩn nhiều nhất nên dễ mắc nấm nhất.

Việc tiếp xúc với nước lũ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da. Bàn chân nơi tiếp xúc với nước bẩn nhiều nhất nên dễ mắc nấm nhất. Biểu hiện ban đỏ, mụn nước, trợt loét da kèm theo ngứa nhiều.

Mặc quần áo ẩm và tự ý bôi thuốc có chứa corticoide làm bệnh nặng thêm

Bệnh da bội nhiễm do chấn thương

Vết thương do chấn thương thường là tình trạng ban đầu, sau đó là nhiễm trùng thứ phát. Biểu hiện viêm đỏ, sưng tấy như viêm mô bào, hoại tử và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng huyết.

Làm sạch vết thương, bôi mỡ kháng sinh và băng vết thương là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất đối với những vết thương bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh dự phòng thường được dùng trong trường hợp vết thương bị nhiễm bẩn, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Tiêm vaccin phòng uốn ván trong trường hợp cần thiết.

Bệnh da do côn trùng đốt, cắn như muỗi, kiến.

Triệu chứng thông thường của muỗi đốt là sẩn huyết thanh. Nghiêm trọng hơn có thể có xuất huyết, hoại tử. Tránh muỗi đốt là cách phòng ngừa lý tưởng nhất, mặc quần áo dài tay và sử dụng màn chống muỗi và chống côn trùng, v.v.

Kiến cắn có thể gây nên tổn thương viêm tại chỗ hoặc toàn thân (dị ứng).

Làm sạch tổn thương bằng xà phòng nhẹ, băng ép, chế phẩm làm dịu và tránh trầy xước để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát (đây là biến chứng phổ biến nhất của những vết đốt này). Bôi các chế phẩm chứa corticosteroid và uống thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng ngứa và đau là những phương pháp điều trị thích hợp.

Cảm xúc tâm lý Làm trầm trọng thêm Bệnh da nguyên phát

Căng thẳng tâm lý  có thể làm trầm trọng thêm 1 số bệnh như viêm da dị ứng, mày đay, rụng tóc từng đám, phù mạch, vẩy nến và bạch biến….

Ngăn ngừa bệnh tật do nước thải

Nếu nhà bị ngập nước, hãy dùng ủng cao su và găng tay chống thấm nước trong quá trình dọn dẹp. Loại bỏ các vật liệu gia đình bị ô nhiễm không thể khử trùng như thảm, vách thạch cao….

Những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, đặc biệt là những người đang điều trị ung thư, những người đã cấy ghép nội tạng và những người đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ… nên tránh tham gia các hoạt động dọn dẹp.

Giặt quần áo, chăn ga bị nhiễm nước bẩn sớm nhất có thể

Không cho trẻ chơi ở vùng nước  ngập và không cho trẻ chơi đồ chơi nhiễm nước bẩn. Một số đồ chơi như thú nhồi bông và đồ chơi trẻ em, không khử trùng được nên được loại bỏ.

Tắm rửa bằng nước sạch, tránh ngâm tay, chân lâu trong nước và cố gắng giữ da sạch sẽ, khô ráo

Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng chất tẩy rửa tay có cồn

Tất cả các vết cắt và trầy xước phải được làm sạch, xử lý bằng chất sát trùng và băng lại ngay lập tức.

Tránh bị muỗi đốt bằng kem chống côn trùng đốt, mặc quần áo dài.

Hạn chế gãi và đến cơ sở y tế ngay khi có thể

Các thùng chứa nước nên được súc rửa định kỳ bằng dung dịch tẩy gia dụng.

Hãy nghỉ ngơi 1-2  giờ một lần khi làm việc dưới nước.

Lạc quan.

Duy trì một thái độ lạc quan sẽ hỗ trợ ứng phó với thiên tai và xây dựng lại nhà cửa.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.