Người thương binh 9 năm bị câm đã nói được nhờ bắt tay và nghe hát

Căn bệnh U vòm họng ác tính đã hành hạ ông Bình suốt 9 năm trời. Những tưởng chỉ vài tháng sau ông sẽ vĩnh viễn rời khỏi cuộc đời này. Thế nhưng, cuộc sống của ông đã thay đổi, gặp được bà Tranh, ông giống như người được tái sinh lần thứ hai.
Người thương binh 9 năm bị câm đã nói được nhờ bắt tay và nghe hát
Ông Vũ Thanh Bình (SN 1948, trú tại số nhà 414, đường Phủ Thượng Đoạn, Phương Lưu 3, Hải An, Hải Phòng) là thương binh nặng trở về từ chiến trường Quảng Đà (Quảng Nam).
Trong những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên đã đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc lên đường tiến vào miền Nam. Ông là một trong những người lính xung phong ra đi trong những ngày ấy.
Thời đó, chiến trường Quảng Đà là chiến trường khốc liệt nhất, địch càn quét suốt ngày đêm. Ông Bình được giao nhiệm vụ trinh sát ở trận địa của địch ở chân núi Chu Lai (Quảng Nam).
Năm 1968, trong trận đánh ác liệt ở TP. Đà Nẵng, ông Bình đã bị một mảnh đạn pháo găm vào đầu khiến ông nằm bất động. May mắn thay, ông đã được cứu sống. Tuy nhiên, với kỹ thuật, trang thiết bị y tế thời đó, mảnh đạn nằm trong đầu ông không thể gắp ra.
Ông Bình trở về hậu phương phục vụ công tác sản xuất. Vết thương cũ cứ ngày trái gió trở trời lại làm ông đau nhức. Nhiều lúc, ông Bình ngất xỉu, bất động suốt 3 giờ. Người nhà ông nhiều phen hú vía vì tưởng ông đã chết.
Năm 1978, ông kết hôn với bà Phạm Thị Tô (SN 1951, ngụ cùng địa phương). “Tôi cưới ông ấy do mai mối nhưng khi về ở với nhau, tôi thương ông ấy lắm” bà Tô kể lại. Ngày tháng qua đi, những tưởng cuộc sống của đôi vợ chồng thương binh sẽ êm đềm trôi đi. Nào ngờ, khi cậu con trai út của ông bà vừa vào đại học, ông Bình bỗng dưng trở bệnh.

Lúc đầu, thấy chồng ngất đi, người sốt đến 39,5 độ C, bà Tô tưởng bệnh cũ của ông tái phát. Tháng 5/2005, sau một ngày sốt li bì, ông Bình không nói được một tiếng nào. Hoảng loạn, ông cố gắng lấy sức gào thật to để nói ra tiếng. Thế nhưng, mọi nỗ lực của ông dường như vô vọng. “Tôi đã cố gào lên thật to, nhưng không phát âm được tiếng nào. Vợ tôi khóc, bà ấy gọi hết các bác sĩ đến nhưng họ lắc đầu. Họ bảo tôi bị u vòm họng mãn tính, chỉ có thể nằm chờ chết” ông Bình lau nước mắt nhớ lại.

Dù có chế độ khám chữa bệnh của thương binh hạng đặc biệt nhưng ông Bình vẫn xuống khám và chữa dịch vụ tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K (Hà Nội). Thời gian đầu nằm điều trị và xạ trị, ông Bình nhiều lần ứa nước mắt vì khối u đau nhức. Theo kết quả chụp X-Quang, khối u của ông ngày càng to và có dấu hiệu sắp vỡ.

Thời gian bị bệnh, ông Bình không ăn uống được “chỉ nuốt nước bọt cũng thấy đau nhức, mỗi lần ăn một miếng cháo tưởng chừng như có ai chặn lại cổ họng, bóp nghẹt lại ép mình nôn hết ra” ông Bình kể.
Cũng bởi vậy, cơ thể ông Bình ngày càng yếu. Nhìn người chồng tay ấp má kề với mình dần teo tóp, chỉ còn da bọc xương, bà Tô quặn thắt ruột gan. Bà đã nấu nhiều loại cháo tẩm bổ, mua thuốc bổ sung cho chồng nhưng ngặt nỗi, ông Bình không thể ăn uống.
Tháng 10/2013, trong một lần đến khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ đưa kết quả xét nghiệm và khám cho bà Tô rồi lắc đầu: “Thể trạng của ông Bình yếu quá, không thể tác động bằng y học, máy móc nữa. Giờ chỉ còn cách đợi khối u vỡ ra”. Nghe bác sĩ nói đến đó, bà Tô òa khóc: “Vỡ ra, khối u vỡ ra là chồng tôi chết hả bác sĩ?”.
Bác sĩ nhìn bà Tô không nói gì rồi bỏ đi. Ông Bình kéo tay vợ ra hiệu đi về.
Từ hôm đó, ông Bình cố gắng ăn cháo vợ nấu. Thế nhưng, cứ ăn được đến miếng thứ 2 thì ông lại ho sặc. Mọi giao tiếp của ông Bình đều phải viết ra giấy cho vợ con hiểu. Khi ăn hết bát cháo, ông Bình còn viết ra giấy đưa cho vợ: “Ăn bát cháo mà cứ như đánh vật với mấy thằng Tây, vất vả quá mẹ nó ạ”.
Người thương binh 9 năm bị câm đã nói được nhờ bắt tay và nghe hát - anh 1

Ông Vũ Thanh Bình và vợ tại nhà bà Phan Thị Tranh.

Đầu tháng 11/2013, bà Tô ra chợ mua thức ăn thì nghe được câu chuyện mọi người bàn tán về bà Tranh có thể chữa được bệnh ung thư cho nhiều người. Bà Tô đã đi xin những tờ báo viết về bệnh nhân của bà Tranh để đọc. “Người ta ở trong nam, ở nước ngoài còn về nhờ bà Tranh chữa bệnh cho. Mình ở gần đây, vẫn có hi vọng thì phải thử chứ” nghĩ thế, bà đã về nhà thu gói đồ đạc và quyết tâm đưa chồng lên nhờ bà Tranh.
Lạ kỳ thay, chỉ nhờ 1 thang thuốc lá mát của bà, được bà bắt tay, nghe bà hát 1 ngày, ông Bình đã thấy người khoan khoái hẳn. Hôm đó, ông Bình còn ăn được cơm (bình thường, ông chỉ ăn cháo). “Cả bữa cơm ông ấy chỉ ho có một tiếng, bình thường, ông ấy ăn cháo đã khó khăn rồi. Nhìn chồng ăn cơm ngon lành như thế, tôi sung sướng lắm” bà Tô vui mừng nói.

Chưa đầy 1 tháng tìm đến nhà bà Tranh nghe hát, uống lá mát, vợ chồng ông Bình nhận được tin: bà Tranh bị cấm chữa bệnh. Bà rụng rời chân tay, bệnh tình của chồng bà đang tiến triển. Giờ cấm bà Tranh rồi, chồng bà biết bấu víu vào đâu?

“Năm lần bảy lượt chúng tôi lên nhà bà Tranh, bà vẫn chưa được chữa bệnh. Người ta còn làm biển cấm vào thôn Viên Du, còn chửi rủa chúng tôi là ngu, mê muội mới chạy theo kẻ lừa đảo. Họ đâu có bệnh, họ đâu có ăn ngủ tại bệnh viện ròng rã như tôi mà thấy kết quả chữa bệnh của bà Tranh” bà Tô vừa khóc vừa kể. Hiện tại, ông Bình đã có thể phát âm thành tiếng, ông cũng nói chuyện ngắn được với những người xung quanh.

Thiết nghĩ, chúng ta muốn gì thêm nữa khi hàng trăm nghìn người bệnh đã thoát chết trở về nhờ sự giúp đỡ của 1 người nông dân như bà Tranh?
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.