Nguy cơ mắc bệnh viêm gan, HIV khi đi nội soi

(Ngày Nay) - Việc kiểm soát nhiễm khuẩn khi tiến hành phương pháp nội soi nếu không được thực hiện tốt sẽ gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác
Việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt khi thực hiện phương pháp nội soi sẽ gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác (Ảnh minh hoạ)
Việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt khi thực hiện phương pháp nội soi sẽ gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, theo thông tin đăng trên báo Tiền Phong, TS.BS Vũ Trường Khanh - Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao trên thế giới và nội soi là phương pháp duy nhất để thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng cảnh báo về việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác. Tùy theo từng loại nội soi tiêu hóa, người bệnh có thể mắc phải những vi khuẩn đặc trưng như HP, virus viêm gan, thương hàn...

Tại khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai hiện có ba khu nội soi và một khu điều trị nội trú. Phòng nội soi duy trì 6-8 bác sĩ và 25 điều dưỡng. Năm 2018, khoa thực hiện 12.836 ca nội soi đại tràng và 52.299 ca nội soi dạ dày với trung bình thực hiện 400 ca nội soi/ngày.

“Với gần 400 ca nội soi/ngày, cho nên vai trò kiểm soát lây nhiễm khuẩn từ người này sang người khác trong nội soi là hết sức quan trọng vì khi số lượng bệnh nhân đông như vậy thì việc chúng ta khử khuẩn, tiệt khuẩn, từ máy nội soi đến dụng cụ nội soi rất quan trọng. Cũng có thể do máy móc không đủ vì số lượng bệnh nhân quá đông, khi đó việc kiểm soát nhiễm khuẩn trở thành rất khó khăn, chính vì vậy chúng ta phải có chuyên đề để thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn một cách tốt nhất ”- TS.BS Khanh nói thêm.

Cũng theo ông Khanh, việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác. Với nội soi đường tiêu hoá trên, người bệnh có khả năng nhiễm vi khuẩn HP; chụp mật tuỵ ngược dòng có nguy cơ nhiễm HP, virus viêm gan; với tiêu hóa đường dưới có trường hợp bị lây thương hàn...

Còn theo TS.BS Trương Anh Thư – Phó Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn - BV Bạch Mai thì dụng cụ nội soi được sử dụng phổ biến tại các khoa tiêu hoá và là dụng cụ có cấu hình phức tạp, ô nhiễm nhiều dịch cơ thể sau sử dụng, khó làm sạch.

Đây là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng nhân lên, tạo màng sinh học cản trở hoá chất và các tác nhân khử khuẩn/tiệt khuẩn phát huy tác dụng nên để đạt hiệu quả tối ưu trong khử khuẩn/tiệt khuẩn dụng cụ nội soi cần có sự kết hợp thực hành an toàn, xây dựng văn hóa an toàn người bệnh và lựa chọn hoá chất, thiết bị khử khuẩn/tiệt khuẩn phù hợp.

Nguy cơ mắc bệnh viêm gan, HIV khi đi nội soi ảnh 1
 Có hai phương pháp xử lý dụng cụ y tế dùng để nội soi đó là khử khuẩn và tiệt khuẩn

Nhiều chuyên gia về y tế nhấn mạnh: xử lý dụng cụ y tế có hai phương pháp là khử khuẩn và tiệt khuẩn. Cụ thể, những dụng cụ nào dùng để xâm nhập vào máu và mô thì bắt buộc phải tiệt khuẩn. Tiệt khuẩn rất phức tạp, phải có đủ điều kiện về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và thời gian. Một máy tiệt khuẩn dụng cụ y tế của bệnh viện đang sử dụng có giá trên 2,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, vẫn có thể tiệt khuẩn, khử khuẩn dụng cụ y khoa bằng hóa chất nhưng nhược điểm là thời gian ngâm rửa rất lâu. Có những hóa chất quy định dụng cụ cần ngâm 8g, như vậy đối với các cơ sở y tế đông bệnh nhân là điều không khả thi, cả về thời gian lẫn tính kinh tế.

Đó còn chưa kể nếu ngâm lâu trong hóa chất thì dây soi nhanh bị hư hỏng. Chẳng hạn với một chiếc dây soi tiêu hóa có giá dao động từ 10.000-20.000 USD, nếu ngâm rửa lâu như thế thì cơ sở y tế cần phải đầu tư số tiền rất lớn để có đủ số lượng dây soi sử dụng luân phiên. Còn nếu cũng ngâm rửa nhưng không đủ thời gian quy định thì đương nhiên nguy cơ lây bệnh là khó tránh, sẽ không chỉ là vi khuẩn HP mà còn là vi-rút viêm gan và thậm chí là cả virus HIV.

Theo Tiền Phong
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.