Những quan niệm sai lầm trong phòng ngừa bệnh Covid-19

(Ngày Nay) - Khi xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), nhiều người đã nhanh chóng truyền tai nhau kinh nghiệm phòng bệnh.
Bồ kết được nhiều người lựa chọn dự trữ để đốt xông nhà, phòng bệnh Corona
Bồ kết được nhiều người lựa chọn dự trữ để đốt xông nhà, phòng bệnh Corona

Từ kinh nghiệm dùng các vị thuốc dân gian…

Kinh nghiệm phòng virus Corona được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn, facebook cá nhân là đun lá xông nhà, đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tram... Ngay lập tức, những mặt hàng này tại các chợ trở nên “hot”, thậm chí khan hiếm vì nhu cầu tăng đột biến.

Các bà nội trợ thấy “nhà người ta” tăng cường tỏi trong bữa ăn hoặc đun lá xông, đốt bồ kết mà mình chưa thực hiện được nên cũng cảm thấy không yên tâm. Cứ thế, “phong trào” diệt virus Corona bằng những vị thuốc dân gian trở nên rầm rộ. Và khi mọi người thực hiện được đã góp phần trấn an tâm lý - “không bổ ngang thì cũng bổ… dọc”.

Tuy nhiên, theo GS-TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội): Những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus Corona. Những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiễm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với Corona.

Còn theo PGS-TS. Phạm Như Hải, Phó Chủ nhiệm khoa Y dược, Bệnh viện E: Việc đốt bồ kết giúp làm ấm không khí làm ngăn cản virus, ngậm muối để bảo vệ niêm mạc tại chỗ. Dân gian cũng hay uống nước gừng, quất mật ong, cánh hoa hồng… để bảo vệ niêm mạc, đỡ kích thích niêm mạc. Những phương pháp này giúp tăng sức đề kháng chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt virus Corona.

Mặc dù các vị thuốc dân gian không có tác dụng phòng ngừa virus Corona nhưng cũng góp phần tăng sức đề kháng, có thể bảo vệ niêm mạc, tránh một số bệnh đường hô hấp. Còn đối với những kinh nghiệm phòng bệnh Corona bằng thuốc tân dược thì thực sự quan ngại.

… Đến sử dụng các loại thuốc tân dược

 Trong vô số các biện pháp phòng bệnh Corona được mọi người bàn tới trong cuộc họp công ty, chị Thanh (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm: Tôi có người bạn làm bác sỹ nha khoa ở Pháp, hễ khi nào có dịch cúm thì bảo tôi ngậm 2 viên kháng sinh ở họng để dự phòng. Lần nào tôi cũng làm theo và quả nhiên… không bị cúm. Tôi nghĩ bệnh Corona này cũng là một dạng cúm nên mọi người cũng cứ thử ngậm lấy 2 viên kháng sinh mà dự phòng.

Không biết có bao nhiêu người đã nghe theo lời mách bảo tưởng chừng hợp lý này, tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng sinh không có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị Covid-19. Lý do vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Virrus Corona chủng mới là một loại virus. Vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại virus này.

Tương tự, một số người cho rằng Corona cũng là một dạng cúm nên dự phòng bằng… tamiflu. Tuy nhiên, đâylà loại thuốc có tác dụng điều trị trong cả cúm A và cúm B. Thuốc có tác dụng điều trị và dự phòng cúm ở những người đã tiếp xúc với người bệnh mà chưa có triệu chứng. Thuốc có thể giúp rút ngắn thời gian mắc cúm khoảng 1 ngày, giảm tỉ lệ mắc cúm trong điều trị dự phòng cúm mùa.

Tác dụng của thuốc chỉ được phát huy khi sử dụng sớm, trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Nếu sử dụng muộn, thuốc không những không có hiệu quả điều trị mà còn làm gia tăng sự kháng thuốc.

Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, mất ngủ và co giật... Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, lạm dụng thuốc tamiflu sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt khiến tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng.

WHO cảnh báo, cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của viruss Corona. Đối với việc dự phòng lây nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại: Sử dụng vitamin C; Hút thuốc; Sử dụng trà thảo dược truyền thống; Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa; Tự dùng thuốc như kháng sinh.

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh Covid-19, WHO khuyến cáo mọi người có thể tự bảo vệ mình thông qua các biện pháp dưới đây:

-  Nếu bạn sống ở khu vực có dịch ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay trở về từ những khu vực có dịch, bạn hãy lưu ý những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh và giữ gìn sức khỏe bằng những cách duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2m giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt; Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng và nước. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu.

-  Nếu bạn không sống hoặc không đến các vùng dịch bệnh ở Trung Quốc và không tiếp xúc với những người bị ảnh hưởng, hãy lưu ý thông tin mới nhất và chỉ cần và giữ gìn sức khỏe bằng những cách bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường; Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.