Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó

[Ngày Nay] - Sau khi nước rút, người dân ở 3 xã bị ngập úng nặng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội được thăm khám, kiểm tra sức khỏe. 40 bệnh nhân đau mắt đỏ, gần chục bệnh nhân tiêu chảy, hàng chục bệnh nhân mắc bệnh da liễu và hàng loạt bệnh “khó nói” khác…
Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó

Sống chung với… ngứa

Những ngày đầu tháng 8, sau 20 ngày nước tràn bờ, người dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) vẫn phải lội bì bõm trong nước. Nắng le lói, nhưng con đường bê tông vào thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bồ… chưa một ngày khô ráo. Nhiều gia đình vẫn bị mất điện, sống trong bóng đêm sau 7 giờ tối.  Bà Duyên (thôn Nam Hài) làm bạn với thùng mì tôm suốt những ngày nhìn mưa rơi. Bữa cơm thiếu rau xanh, nước sạch, bà phải tằn tiện lắm mới đủ nước nấu mì, nước tắm hoàn toàn dựa vào nước mưa. Nhà ẩm ướt, kiến bò đầy giường khiến bà Duyên mất ngủ mấy tuần nay. Đôi bàn chân của bà Duyên bị nước ăn ngứa ngáy như lên cơn ghẻ. Bà bảo, xã đã phát cho người dân quanh vùng mỗi nhà 1-2 lọ thuốc bôi chống nước ăn chân nhưng chỉ bôi được vài lần là hết. Thuốc hết, chân thì vẫn ngứa.

Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó ảnh 1

Bà Hậu thôn Hài Tiến, xã Nam Phương Tiến cũng chung tình trạng ngứa cả ngày lẫn đêm. Suốt ngày lội nước cho vịt ăn nên chân bà bị nước ăn sâu, bong tróc. Bà không có điều kiện bôi thuốc cả ngày, vì lúc nào cũng lội nước lùa gà lùa vịt. Tình trạng bệnh vì thế không có chiều hướng suy giảm. Bà than thở, lúc nào cũng bứt rứt khó chịu, chỉ muốn chặt bỏ chân.

Không chỉ bị cơn ngứa hoành hành, ông Yên ở xã Hoàng Văn Thụ - xã giáp ranh với Nam Phương Tiến còn thêm bệnh tiêu chảy vì thiếu nước sạch và rau xanh. “Xã này có hai thôn bị cô lập hoàn toàn là Yên Trình và Thuần Lương, một số thôn khác như Văn Phú, An Tiến, Văn Sơn… cũng vẫn bị ngập. Nơi ở bẩn thỉu, vào tới sân là tràn ngập mùi hôi thối từ xác gà, xác vịt bốc lên., mấy đứa con tôi đã di tản hết cả, chỉ mình tôi ở nhà trông coi” – ông Yên kể.

Những ngày đầu tháng 8, trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ trùng với lịch tiêm chủng theo định kỳ cho trẻ em trong xã. Trẻ em trong xã mấy tuần nay thiếu dinh dưỡng, thiếu nước sạch càng thêm ốm yếu.

Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó ảnh 2

Từ sáng sớm, rất nhiều phụ huynh đã lội nước đưa con em tới tiêm phòng. Có chị phụ nữ bụng mang dạ chửa đưa con qua tiêm phòng, hai mẹ con chòng chành trên thuyền thúng, con đến tiêm chủng, mẹ đến khám bệnh nấm kẽ chân… Theo bác sĩ trong trạm y tế, nhiều người lớn lội nước theo con đến khám bệnh vì bị tiêu chảy, đau mắt đỏ, nấm kẽ chân, cúm…

Lập đội cơ động phòng dịch

Những ngày mưa lũ, nguồn nước giếng chìm trong nước bẩn, người dân Chương Mỹ chỉ biết trông chờ vào những bình nước khoáng được cấp phát. Quá thiếu nước, nhiều hộ gia đình trong vùng phải đi xin nước từ những hộ ở nơi cao hơn và phải dùng rất tiết kiệm với số nước đó.

Không khó để bắt gặp những chiếc thuyền chở đầy những bình nước lọc được đẩy đi khắp 3 xã, đưa nước sạch tới từng hộ dân. Mỗi ngày một hộ được phát 1 bình, chỉ đủ nấu ăn và uống đỡ khát. Bệnh ngoài da và các bệnh về mắt, đường tiêu hóa… bủa vây đời sống.

Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó ảnh 3

Tại buổi làm việc giữa Giám đốc Sở Y tế Hà Nội với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ mới đây, ông Dương Viết Tài, Giám đốc TTYT huyện Chương Mỹ cho biết: TTYT huyện Chương Mỹ đã phối hợp với trạm y tế các xã đã tổ chức cấp phát 4.688 túi thuốc gồm thuốc tra mắt, thuốc ngoài da; 5.740 túi Cloramin B; 2.740 túi phèn chua cho các hộ dân bị ngập úng. Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, cán bộ y tế của trung tâm và trạm, y tế thôn đã tổ chức tổng vệ sinh môi trường cho 347 hộ gia đình. Đặc biệt TTYT huyện đã thành lập 5 đội cấp cứu cơ động thường trực tại đê Tả Bùi sẵn sàng ứng cứu kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, TTYT huyện Chương Mỹ cũng thành lập đội cơ động phòng chống dịch, phối hợp với các xã lên phương án vệ sinh môi trường sau ngập úng. Đội cơ động này dự trù cơ số thuốc, trang thiết bị y tế sẵn sàng cho công tác sơ cấp cứu cho người dân và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau ngập úng.

Tăng cường đối phó bệnh tật

Để phòng  các dịch bệnh nguy hiểm ngay sau khi nước rút, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu TTYT huyện Chương Mỹ đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường tuyên truyền đến người dân các biện pháp phòng chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ như các bệnh về da, mắt, đường tiêu hóa, rắn cắn, các trường hợp tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước; các biện pháp đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, chất lượng.

Nước kéo đến đâu, bệnh phát đến đó ảnh 4

Sở yêu cầu huyện Chương Mỹ chủ động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; xử lý xác súc vật chết; thu gom rác thải sinh hoạt và tiêu hủy đúng quy định không để ô nhiễm môi trường gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Để dập dịch bệnh triệt để, Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội đã cử cán bộ có trình độ chuyên môn cao giám sát, hỗ trợ Chương Mỹ giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường khi nước rút và dự trù hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát, đe dọa tính mạng người dân.

Các xã ngập úng nặng phòng dịch bệnh trên tinh thần nước rút đến đâu vệ sinh môi trường ngay đến đó.

Những ngày này, Chương Mỹ đang tích cực phun hóa chất khử khuẩn môi trường, cùng người dân thau rửa giếng nước để đảm bảo các hộ có nước sạch sử dụng, tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút để phòng các bệnh về da, đau mắt, sốt xuất huyết…

Cách tốt nhất phòng bệnh sau mưa lũ

Sau mưa lũ, cách phòng chống dịch bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. Dưới đây là khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế:

Diệt bọ gậy: thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy. Thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ và gáo dừa, lốp xe...; đậy kín các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum, vại, lu khạp; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Phòng chống muỗi đốt: mặc quần dài, áo dài tay, nhất là trẻ em. Ngủ trong màn kể cả ban ngày. Dùng thuốc xịt diệt muỗi, hương xua muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... Tẩm hóa chất chống muỗi vào chăn màn, rèm. Cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết hay sốt rét nằm trong màn, tránh muỗi đốt và truyền bệnh sang người khác.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Chủ động thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ…

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.