Phát hiện trao nhầm con sau 6 năm: Bệnh viện nói gì?

Đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) xác nhận có sự nhầm lẫn do sơ suất trong quá trình trao trẻ sơ sinh cho gia đình sản phụ. Bệnh viện sẽ hỗ trợ để 2 gia đình được nhận con
Vụ phát hiện trao nhầm con sau 6 năm từ chiếc tã lót ở Hà Nội, Bệnh viện Ba Vì lên tiếng
Vụ phát hiện trao nhầm con sau 6 năm từ chiếc tã lót ở Hà Nội, Bệnh viện Ba Vì lên tiếng

Ngày 11/7, trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, vào ngày 23/3 vừa qua, anh Phùng Giang Sơn (SN 1990, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) có thông tin đến bệnh viện là nghi ngờ bệnh viện trao nhầm con khi vợ anh sinh tại đây.

 Sau khi nhận được thông tin anh Sơn phản ánh, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã rà soát ngay hồ sơ bệnh án và xác định, vào thời điểm vợ anh Sơn là chị Phùng Thị Thu Hiền sinh, có 2 người sinh gần nhau. 

Cụ thể, chị Phùng Thị Thu Hiền (SN 1989, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) sinh con trai vào lúc 7h10 ngày 1/11/2012. Chị Vũ Thị Hương (SN 1983, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) sinh con trai vào 6h50 ngày 1/11/2012. 

Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án, bệnh viện nhận định có thể xảy ra trường hợp nhầm lẫn và trao nhầm con. Tuy nhiên, để xác định chính xác cần làm các xét nghiệm ADN.

Theo ông Vinh, trước đó, anh Sơn thấy con trai lớn không giống anh nên đã tự đi xét nghiệm ADN. Kết quả xác định cháu Phùng Thanh H. (SN 1/11/2012) không cùng huyết thống với anh Phùng Giang Sơn và chị Phùng Thị Thu Hiền. 

Phát hiện trao nhầm con sau 6 năm: Bệnh viện nói gì? ảnh 1

Bệnh viện nơi 2 bà mẹ bị trao nhầm con

Sau đó, ngày 14/4, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã làm việc với gia đình anh Phùng Giang Sơn cùng chị Vũ Thị Hương. Tại buổi làm việc, ba bên đã thống nhất hai gia đình cùng hai cháu đi xét nghiệm ADN tại Viện khoa học hình sự (Bộ Công an). 

Ngày 11/5 Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) gửi công văn tới anh Phùng Giang Sơn xác định, cháu Phùng Thanh H. (con trai anh Phùng Giang Sơn và chị Phùng Thị Thu Hiền đang nuôi) không phải là con của anh Sơn. 

Cháu Phùng Thanh H. được xác định là cùng huyết thống với chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Cháu Đoàn Nhật M. (chị Hương đang nuôi) cùng huyết thống với anh Phùng Giang Sơn, chị Phùng Thị Thu Hiền. 

Sau khi có công văn của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì xác định có sự nhầm lẫn khi trao nhầm con tại bệnh viện. Do đó, Bệnh viện đã chủ động liên hệ với hai gia đình bàn bạc, tìm hướng giải quyết. 

Cả hai gia đình anh Sơn và chị Hiền cũng như gia đình chị Hương đều muốn đưa các cháu về sống với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang khó khăn trong quá trình hòa giải nên các cháu vẫn chưa được nhận bố mẹ đẻ của mình. 

"Về phía bệnh viện, chúng tôi xác nhận có sự nhầm lẫn trong quá trình trao trẻ sơ sinh cho gia đình sản phụ. Đây là sự nhầm lẫn vô ý, sau khi tiến hành họp và xác định trách nhiệm thuộc về 2 nữ hộ sinh trong ca trực ngày hôm đó (1/11/2012). 

Hiện tại, hai nữ hộ sinh liên quan đến sự việc trao nhầm con đã bị tạm dừng công tác chuyên môn là đỡ đẻ và tắm cho bé.

Điều chuyển hai nữ hộ sinh này sang làm các công việc hành chính đến khi có kết luận của cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định", ông Vinh thông tin.

Ngoài ra, ông Vinh cũng cho biết thêm, bệnh viện sẵn sàng phối hợp cùng hai gia đình và chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm. Trước mắt, bệnh viện đã gửi anh Phạm Giang Sơn 47 triệu chi phí xét nghiệm ADN xác định con của hai gia đình.

“Chúng tôi đang cùng hai gia đình phối hợp để đưa các cháu về đúng với bố mẹ ruột của các cháu. Đồng thời, bệnh viện đồng ý bù đắp tổn thất về tinh thần cho hai bên gia đình trong khuôn khổ quy định của pháp luật”’, ông Vinh cho hay. 

Được biết, Gia đình anh Sơn và gia đình chị Hương đã nhiều lần gặp gỡ nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Hiện tại, anh Sơn đã có đơn gửi Tòa án nhân dân huyện Ba Vì đề nghị giúp đỡ trong sự việc này.

Theo Đời sống Việt Nam
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.