Sự thật về thông tin uống rượu 'chống' được COVID-19

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đồ uống có cồn không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm COVID-19 và nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, khá nhiều thông tin 'truyền miệng' về những cách để 'chống lại' căn bệnh nguy hiểm này như uống rượu bia, tắm nước nóng, ăn nhiều gừng, tỏi, ớt, sả, chiếu đèn hồng ngoại cả ngày để diệt virus... Theo các chuyên gia y tế đây là những thông tin phản khoa học, vô căn cứ, vừa không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh, vừa có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Riêng với thông tin uống rượu bia 'chống' được COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới  đã khuyến cáo rõ ràng rằng đồ uống có cồn không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm COVID-19 và bạn nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe. Những người không uống được rượu bia không nên tập uống để ngăn ngừa COVID-19 vì biện pháp này không có tác dụng.

Bên cạnh việc không thể phòng chống COVID-19, uống rượu bia còn dẫn đến vô số những hệ lụy cho sức khỏe như:

Làm teo tế bào não

Chỉ 30 giây sau khi bạn uống chén rượu đầu tiên, chất cồn đã tác động đến não bộ. Nó làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não sử dụng để gửi tín hiệu thần kinh. Kết quả là tâm trạng của bạn sẽ thay đổi, phản xạ bị chậm dần đi và bạn cũng mất khả năng giữ thăng bằng.

Rượu cũng tác động đến trí nhớ, bởi vậy, nhiều khi bạn không thể nhớ được mình đã làm những gì trong lúc say.

Gây bệnh gan

Gan là nơi xử lý tất cả chất cồn mà bạn uống vào người. Trong quá trình này, nó phải hứng chịu một đợt tấn công của rất nhiều độc tố.

Nếu tần suất uống rượu lớn, theo thời gian gan sẽ tích tụ nhiều chất béo gọi là gan nhiễm mỡ. Chất béo hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan, khiến chúng bị suy và mất chức năng, trở thành mô sẹo. Các mô này không thể hoạt động được nữa và được gọi là xơ gan.

Làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường, ung thư

Thông thường, tụy là nơi sản xuất insulin, giúp điều hòa nồng độ đường trong máu và một loạt các hooc-môn khác giúp ruột tiêu hóa thức ăn.

Khi uống nhiều rượu, quá trình sản sinh các hooc-môn này sẽ bị gián đoạn hoặc làm chậm. Cùng với đó, các độc chất tích tụ vào tụy có thể gây viêm tụy, dần già dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Một ngày nào đó, khi tuyến tụy bị mất chức năng, không thể tạo ra insulin, bạn sẽ bị mắc tiểu đường type 2. Rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Rối loạn nhịp tim

Một buổi nhậu có thể làm rối loạn tín hiệu điện, thứ đang giúp trái tim bạn đập đều đặn trong lồng ngực. Mặc dù các rối loạn này là tạm thời và sẽ hồi phục, nếu bạn uống rượu thường xuyên, nó có thể trở thành rối loạn vĩnh viễn.

Theo thời gian, uống rượu thường xuyên có thể làm hỏng trái tim của bạn. Các cơ tim co lại và căng ra giống như sợi dây cao su cũ. Kết quả là nó không còn thể bơm máu tới mọi bộ phận cơ thể bạn.

Gây suy yếu hệ thống miễn dịch

Một đêm nhậu có thể khiến bạn bị cảm cúm. Bởi rượu “đạp phanh” hệ thống miễn dịch của bạn. Nó làm giảm số lượng tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra, để chống lại bệnh tật.

Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi uống rượu, bạn nhiều khả năng sẽ bị lây bệnh. Những người uống rượu thường xuyên trong thời gian dài cũng vì thế mà hay bị viêm phổi hoặc lao.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hooc-môn tình dục

Như đã nói, rượu ảnh hưởng và gây rối loạn hooc-môn, những hóa chất kiểm soát mọi thứ từ tốc độ tiêu hóa đến chức năng tình dục của bạn. Để giữ cho mọi thứ hoạt động bình thường, tất cả hooc-môn cần phải được cân bằng.

Nhưng uống rượu ném mọi thứ ra khỏi tầm kiểm soát. Ở phụ nữ, rối loạn hooc-môn có thể làm ngắn chu kỳ kinh nguyệt, gây ra các vấn đề khi mang thai. Ở nam giới, nó có thể khiến họ bị rối loạn cương dương, giảm nồng độ tinh trùng, co rút tinh hoàn thậm chí phát triển vú.

Theo Tiền Phong
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.