Tại sao bệnh tay chân miệng năm nay nguy hiểm

Khoảng 21% trẻ mắc bệnh tay chân miệng năm nay do EV71, là chủng virus dễ biến chứng nặng và gây tử vong.

Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có hơn 29.000 ca nhập viện và 6 người tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho biết năm 2017 chỉ có một trường hợp tử vong do tay chân miệng và năm 2016 không có ca nào. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 19%, số trường hợp nhập viện giảm 15%. Tuy vậy một số tỉnh thành ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam.

Trẻ mắc bệnh gặp nhiều ở nhóm từ 1-5 tuổi, đặc biệt ở nhóm trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo. Các type virus chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%...

"EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi", phó giáo sư Phu phân tích.

Tại sao bệnh tay chân miệng năm nay nguy hiểm ảnh 1

Bác sĩ khám bệnh tay chân miệng cho trẻ tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thành Nguyễn.

Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho biết 9 tháng đầu năm khu vực phía Nam ghi nhận 6 trường hợp tử vong vì tay chân miệng, trong khi năm 2017 chỉ có một trường hợp và năm 2016 không có ca nào. Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin dự phòng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 phân tích, những năm trước số trẻ mắc tay chân miệng do EV71 rất thấp. Loại virus này lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, dễ bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng bóng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2018 dịch bệnh tay chân miệng ghi nhận tại các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Đặc biệt dịch tay chân miệng tại Malaysia với hơn 51.000 ca, trong đó có 2 trường hợp tử vong. 701 cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đóng cửa.

Tại sao bệnh tay chân miệng năm nay nguy hiểm ảnh 2

Từ tháng 9/2018, nhiều trẻ mắc tay chân miệng nặng vào điều trị tại các bệnh viện nhi ở TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

- Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Theo Vnexpress
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.