Thừa cân béo phì ở trẻ em: Cảnh báo trước khi quá muộn!

(Ngày Nay) -Thừa cân béo phì là 1 bệnh mạn tính không lây và kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Tuy vậy các bậc cha mẹ dường như chưa quan tâm đúng mực và vẫn có các quan điểm sai lầm về vấn đề này
ế độ dinh dưỡng khoa học và tạo thói quen vận động mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ béo phì
ế độ dinh dưỡng khoa học và tạo thói quen vận động mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ béo phì

Cha mẹ cho rằng thừa cân béo phì chỉ xảy ra ở các nước phát triển, không thể xảy ra ở các nước nghèo đang phát triển ở châu á

Kết quả thống kê cho thấy thừa cân béo phì đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, ở các nước đang phát triển tốc độ gia tăng thừa cân, béo phì là rất nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở trẻ em.

Kết quả phân tích năm 2010, dựa trên 450 điều tra về thừa cân béo phì của trẻ em từ 144 nước trên thế giới cho thấy trong 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì thì 35 triệu trẻ em đến từ các nước đang phát triển và 8 triệu trẻ em ở các nước phát triển. Trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ thừa cân béo phì tại các nước đang phát triển có sự gia tăng mạnh mẽ. Ở Châu Phi số lượng trẻ em bị thừa cân, béo phì đã tăng từ 4 triệu năm 2000 lên 13 triệu vào năm 2010. Ở Châu Á, số lượng trẻ bị thừa cân, béo phì đã tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010 và có số lượng trẻ bị thừa cân béo phì cao nhất. Điều đó đã khiến thừa cân, béo phì ở trẻ em trở thành vấn đề sức khỏe ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước Châu Á và được xem như là một trong những thách thức hàng đầu đối với ngành dinh dưỡng và y tế.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và tạo thói quen vận động mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ béo phì

Nhiều cha mẹ tại việt nam cho rằng thừa cân béo phì không phải là vấn đề của trẻ em việt nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi

Thực ra, ở nước ta, thừa cân, béo phì cũng đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em mọi lứa tuổi. Tình trạng thừa cân béo phì ghi nhận được ở cả trẻ em dưới 5 tuổi lẫn các trẻ em từ 5-19 tuổi.

Kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 2,7% năm 2000 và đã tăng gấp 2 vào năm 2010 (5.6%) trên phạm vi toàn quốc. Năm 2014, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em  dưới 5 tuổi của tỉnh Bình Dương là cao nhất chiếm 13,4%, tiếp theo là thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, (10,8-12,6%), Đồng Nai và Khánh Hòa có tỷ lệ thừa cân béo phì khoảng 8-8,7%. Một số tỉnh, thành khác như Hà Nam, Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, Long An và Bến Tre có tỷ lệ thừa cân và béo phì dao động trong khoảng từ 5,4-9,2%.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi của 1 số tỉnh thành năm 2014.

Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 5-19 tuổi cũng thực sự đáng lo ngại. Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em từ 5-19 tăng đều tại thành thị và nông thôn, trong đó chiếm chủ yếu vẫn là trẻ thành thị. Tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em thành phố là 19,8%, của trẻ em nông thôn là 9,3% và của trẻ em ở các thành phố trực thuộc trung ương là 31,9%. 

Phụ huynh cho rằng thừa cân béo phì của trẻ em không đáng lo, chăm con béo là tốt, là đầy đủ chất dinh dưỡng.

Có tới 30% thừa cân, béo phì ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến béo phì khi trưởng thành, cũng như các rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo phì như bệnh đái tháo đường tuýp 2 và thừa cân béo phì cũng liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh túi mật và ung thư. Vì vậy, kiểm soát tốt cân nặng và tối ưu tiềm năng tăng trưởng chiều cao không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, trí não mà còn tăng cường sức khỏe đặc biệt là phòng chống các bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành.

Cùng chung ý thức phòng chống nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, mà trong đó thừa cân béo phì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ, Sữa Cô Gái Hà Lan đã khởi xướng chương trình Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh. Chương trình được triển khai rộng rãi trên toàn quốc nhằm giáo dục về lợi ích của việc dinh dưỡng và vận động. Trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, 2 ly sữa mỗi ngày cùng với lối sống vận động sẽ giúp phát triển cả về thể chất lẫn trí lực. Sự phát triển tầm vóc của người Việt trong tương lai phải bắt đầu từ việc dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực cho trẻ nhỏ trong hôm nay.

*Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia 

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: