Tờ Bangkokpost khẳng định bài học bảo hiểm y tế Việt Nam cho toàn cầu

Các quốc gia trên toàn thế giới đã cam kết đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu (UHC) vào năm 2030 như một phần các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, một số quốc gia đang tiến bộ nhanh hơn nhiều trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, các loại thuốc và vắc-xin giá cả phải chăng. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu. Tờ Bangkokpost đã đưa tin vào ngày 5/8 vừa qua.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 97% trẻ em Việt Nam đã được tiêm chủng tiêu chuẩn
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 97% trẻ em Việt Nam đã được tiêm chủng tiêu chuẩn

Ngày nay, 87,7% dân số Việt Nam (khoảng 83,6 triệu người) được bảo hiểm y tế. Theo Báo cáo giám sát toàn cầu mới nhất về UHC do Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới đồng công bố, 97% trẻ em Việt Nam đã được tiêm chủng tiêu chuẩn, so với 95% tại Mỹ. Kể từ năm 1990, tỷ lệ tử vong bà mẹ tại Việt Nam đã giảm 75%.

Việt Nam đã đạt được những cột mốc ấn tượng như vậy trước thời hạn, mặc dù có thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 2.342 đô la Mỹ vào năm 2017. Chìa khóa thành công của Việt Nam không phải là quy mô đầu tư vào chăm sóc sức khỏe với con số khiêm tốn 142 USD/người mỗi năm (bao gồm cả tài trợ công và chi phí tự trả) mà là cách Chính phủ sử dụng các nguồn lực hiệu quả.

Cách tiếp cận chiến lược của Việt Nam có thể được nhìn thấy trong chương trình định hướng hoạt động chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở y tế ở cấp trung ương và cấp tỉnh giúp xây dựng năng lực của các cơ sở y tế cấp huyện, xã và cộng đồng. Mục tiêu chính là chuyển cung cấp dịch vụ y tế từ các bệnh viện tuyến cuối sang các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tờ Bangkokpost khẳng định bài học bảo hiểm y tế Việt Nam cho toàn cầu ảnh 1

Người dân đến khám sức khỏe tại cơ sở y tế tuyến huyện

Tại Việt Nam, người dân vẫn thường cố gắng bỏ qua các trung tâm chăm sóc sức khỏe địa phương để đến các bệnh viện lớn ở trung tâm đô thị. Điều này tạo ra sự thiếu hiệu quả trong hệ thống y tế và làm tăng chi phí tự trả cho bệnh nhân và gia đình họ mà không đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất.

Vì vậy, ngoài việc đảm bảo các cơ sở y tế cộng đồng có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, giá cả phải chăng thì cần phải thay đổi nhận thức cộng đồng. Người dân cần tin tưởng rằng có thể được chẩn đoán sốt rét, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh tiểu đường các cơ sở y tế địa phương cũng như các loại thuốc cần thiết và các phương pháp điều trị khác.

Ngược lại, các cơ sở y tế phải tăng cường mối quan hệ với cộng đồng địa phương bằng cách thường xuyên cung cấp dịch vụ thỏa mãn người bệnh.

Những mối quan hệ như vậy sẽ giúp thúc đẩy cải thiện sức khỏe, tiết kiệm chi phí. Nhân viên y tế địa phương phải có khả năng giáo dục cộng đồng của họ để duy trì sức khỏe và tránh bệnh tật. Thành công sẽ đòi hỏi điều kiện làm việc tốt và tiếp cận với hỗ trợ quản lý và đào tạo liên tục.

Chính phủ Việt Nam nhận ra rằng, để thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe của mình một cách hiệu quả thì rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã thành lập một tổ công tác nhằm chuyển đổi chăm sóc sức khỏe ban đầu với sự tham gia của các khu vực phi lợi nhuận và tư nhân, các đối tác Diễn đàn Kinh tế thế giới, trường Y Harvard và Novartis.

Tổ công tác nhằm tăng cường các dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu tại 30 tỉnh của Việt Nam và áp dụng các bài học kinh nghiệm để phát triển các giải pháp tổng thể để nhân rộng. Tổ công tác cũng sẽ đặt ưu tiên cho việc đo lường và đánh giá đầu ra nghiêm ngặt, từ chất lượng dịch vụ y tế cấp cộng đồng đến hiệu quả chi phí của dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Các đối tác được mời đóng góp khả năng, nguồn lực và bí quyết. Ví dụ, trường Y Harvard mang đến chuyên môn đẳng cấp thế giới trong việc quản lý tổ chức của các nhóm chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Novartis cung cấp sự hiểu biết về cách triển khai công nghệ kỹ thuật số ở quy mô lớn, thu hút cộng đồng nông thôn tham gia giáo dục sức khỏe và mở rộng các chương trình giáo dục cho các học viên chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

Trên thực tế, Novartis đã có những đóng góp tương tự thông qua một quan hệ đối tác công - tư thành công khác tại Việt Nam, mang tên Cùng sống khỏe (CSK), kể từ năm 2012. Chương trình đó đã mở rộng cả việc chăm sóc các bệnh thông thường như tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh hô hấp; giáo dục sức khỏe và giáo dục y tế liên tục cho các nhân viên y tế. Kể từ năm 2012, CSK đã đạt hơn 570.000 người tham gia, chủ yếu là người trưởng thành tại 16 tỉnh.

Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, tỷ lệ người hút thuốc và uống rượu cao. Đất nước Việt Nam cũng một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới.

Hơn nữa, các cải cách y tế quan trọng vẫn phải được thực hiện để cải thiện kết quả. Ví dụ, Chính phủ nên tạo ra các khuyến khích để các bác sĩ lựa chọn nhiều hơn trong việc giới thiệu bệnh nhân đến các bệnh viện cấp cao hơn và gửi thêm bệnh nhân đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.