TP HCM nắng nóng, chuyên gia cảnh báo về tác hại của tia UV

(Ngày Nay) - Trong ngày hôm nay, nhiệt độ tại TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục vượt ngưỡng 36 độ C, trời nắng nóng kết hợp với chỉ số tia cực tím (UV) luôn ở mức cao có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của người dân.
TP HCM nắng nóng, chuyên gia cảnh báo về tác hại của tia UV

Trang web về thời tiết WeatherOnline thông tin chỉ số tia cực tím (UV) ở TP HCM ngày 26/3 lên đến 12 (mức cao nhất theo thang của Tổ chức Y tế thế giới - WHO là 11+). Điều đáng lo ngại là chỉ số tia UV được dự báo là tiếp tục vượt ngưỡng trong hôm nay (27/3) trước khi giảm xuống mức 10 và 9 trong các ngày tiếp theo.

Trả lời báo Người Lao Động, Thạc sỹ Lê Đình Quyết, Phó trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, cho biết nguyên nhân của nắng nóng trong những ngày này là do hội tụ của 2 hình thế thời tiết. Thứ nhất là ở trên tầng cao có áp cao cận nhiệt đới trường phân kỳ hoạt động mạnh vào mùa khô ở Nam Bộ. Thứ hai là áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam. Mặt khác, nắng nóng thường kèm tia cực tím luôn ở mức cao khiến người đi đường cảm thấy khó chịu khi ở ngoài trời lâu.

Theo ông Quyết, chỉ số tia cực tím phụ thuộc vào độ cao mặt trời, tức là vị trí giữa mặt trời và trái đất mà gần nhau thì cường độ nắng nóng mạnh kèm theo tia cực tím cao. Bên cạnh đó, tầng ozone ngày càng mỏng, không đủ để ngăn tia cực tím cũng là nguyên nhân khiến chỉ số tia cực tím cao.

Về thời tiết trong những ngày tới, ông Quyết cho biết nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối tháng 3, sau đó nhiệt độ giảm xuống từ 1-2 ngày, chỉ còn nắng nóng cục bộ ở một số nơi. Từ đầu tháng 4 trở đi, Nam Bộ sẽ tiếp tục hứng chịu thêm một đợt nắng nóng mới.

Giải đáp cho báo Tiền Phong về những tác hại của tia cực tím, bác sỹ Ngô Minh Vinh (Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), cho biết việc tiếp xúc nhiều với loại ánh sáng này sẽ khiến cơ thể mà đặc biệt là làn da gặp nhiều nguy hại, thậm chí có thể bị ung thư da. Tia cực tím được chia làm 3 loại: cực tím A, B và C.

Trong đó tia cực tím A (UVA) có thể dễ dàng xuyên qua mây, tác động trực tiếp đến lớp thượng bì da, xuống lớp tế bào làm thoái hóa cấu trúc nền của da khiến da dễ bị sần sùi, thô ráp, nhăn nheo…ảnh hưởng tới ADN của làn da; tia cực tím B (UVB) tác động lên quá trình tổng hợp melamin làm da sạm đi, rám nắng, đặc biệt khiến da xuất hiện nhiều tổn thương như đốm nâu, tàn nhang.. việc tiếp xúc lâu dài với UVB cũng dễ gây nguy cơ ung thư da; tia cực tím C (UVC) gây tổn thương đặc biệt nghiêm trọng đến cấu trúc tế bào và dẫn đến tình trạng ung thư da. “May mắn là 80-90% tình trạng ung thư da ở nước ta là lành tính. Chỉ có số ít là trường hợp ung thư ác tính ở da”, bác sỹ Vinh nói.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gia tăng như hiện nay tại TPHCM, BS Vinh  khuyến cáo người dân cần có biện pháp che chắn, bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời, nhất là trẻ nhỏ. “Vì da bé khá mỏng và non nớt, cấu trúc tế bào chưa hoàn thiện nên rất dễ tổn thương bởi tia cực tím hơn là người lớn. Nếu tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng trực tiếp, da trẻ có thể nổi bọng nước, bóc vảy”, bác sỹ Vinh thông tin.

Đối với người lớn, trước khi ra khỏi nhà 20-30 phút cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da, mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang dày và đội nón rộng vành để bảo vệ làn da trước ánh nắng. “Những người đang bị các bệnh lí về da, da nhờn, nổi mụn hoặc đang uống một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh…cần cẩn trọng hơn nếu đi ra ngoài. Vì việc tiếp xúc trực tiếp với tia cực tiếp sẽ khiến làn da dễ bắt nắng, bỏng rát, tình trạng bệnh lý ở da sẽ kéo dài thêm”, chuyên gia này khuyến cáo.

Tổng hợp

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.