Truyền máu có làm thay đổi cơ thể và ADN?

(Ngày Nay) - Có thể bạn sẽ thấy hơi “gờn gợn” khi hình dung máu của ai đó đang chảy trong huyết quản mình bởi máu là một trong những chất dịch cơ thể mà qua đó tất cả các loại bệnh có thể được lây truyền và mang theo ADN của người cho.
Nhiều người cần truyền máu sau chấn thương hoặc do bệnh lý.
Nhiều người cần truyền máu sau chấn thương hoặc do bệnh lý.

Nhưng trong những tình huống sống còn như chấn thương hoặc phẫu thuật gây mất máu; các rối loạn máu như bệnh ưa chảy máu khiến máu không đông đúng cách; nhiễm trùng ức chế khả năng tạo máu; và các bệnh khác, như thiếu máu, ung thư và các rối loạn tự miễn... máu của người khác có thể là sự lựa chọn duy nhất.

Mặc dù gần đây các nhà khoa học Singapore đã tìm ra cách để biến các tế bào da thành tế bào máu trên chuột, song phương pháp đó vẫn chưa được thử nghiệm trên người. Trừ một số người có thể lấy máu trước khi phẫu thuật theo lịch để sau đó truyền lại vào cơ thể, còn thì máu sẽ đến từ người hiến máu tình nguyện. Tin tốt là bạn vẫn sẽ là chính bạn sau khi nhận máu hiến tặng – cho dù bạn có một chút của người khác trộn lẫn vào.

Khi máu của người cho hòa vào cơ thể bạn, ADN của người đó sẽ có mặt trong cơ thể bạn trong vài ngày, nhưng sự hiện diện này không làm thay đổi đáng kể các xét nghiệm di truyền. Bởi đa số máu là hồng cầu, không mang ADN - các tế bào bạch cầu mới là tế bào mang ADN.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiết bị có độ nhạy cao có thể phát hiện ADN của người cho trong đến một tuần sau khi truyền máu, nhưng với truyền máu số lượng đặc biệt lớn, tế bào bạch cầu của người cho máu có thể hiện diện tới một năm rưỡi sau đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, ADN của người nhận rõ ràng vẫn chiếm ưu thế so với ADN của người cho.

Những nguy cơ thực tế từ truyền máu đến từ phản ứng của cơ thể với máu lạ, bao gồm phản ứng dị ứng, sốt, quá tải sắt trong cơ thể, hoặc một tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp trong đó bạch cầu của người cho tấn công tủy xương của người nhận - một dạng bệnh ghép chống chủ. Điều này dễ xảy ra hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, chẳng hạn nhưg người đang điều trị bệnh bạch cầu hoặc u lymphom.

Khó có khả năng máu hiến tặng mang bệnh nhiễm trùng, vì các ngân hàng máu luôn sàng lọc những bệnh này, nhưng trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi máu có thể truyền HIV hoặc viêm gan.

Theo Dân Trí

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.