Vắc xin chống sốt xuất huyết lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới!

Mới đây, sự phê chuẩn vắc xin chống sốt xuất huyết tại Mexico được xem là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt.
Vắc xin chống sốt xuất huyết lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới!

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn nhiễm virus dengue đốt người sau đó truyền bệnh qua vết đốt. Sốt xuất huyết hay bị biến chứng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu nhận biết như sốt cao, nôn mửa, thở gấp, chảy máu chân răng và đau bụng nặng.

Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi.

Chính vì thách thức lớn với các nhà khoa học là phát minh ra một loại vắc-xin cho một loại virus có tới 4 chủng khác nhau chỉ trong một cây kim.

Theo nguyên tắc, vắc-xin phải qua các giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật trước khi đem thử nghiệm trên người.

Nghiên cứu trên người gồm 3 giai đoạn: giai đoạn I (tính an toàn); giai đoạn II (tính sinh miễn dịch và tính an toàn) và giai đoạn III (hiệu quả phòng bệnh).

Vắc xin chống sốt xuất huyết lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới! ảnh 1

Mới đây, sự phê chuẩn vắc xin chống sốt xuất huyết tại Mexico được xem là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt vốn đang đe doạ một nửa dân số thế giới.

Các thử nghiệm lâm sàng với hơn 40.000 người ở 15 quốc gia cho thấy vắc xin Dengvaxia giúp tạo ra miễn dịch cho 2/3 người tiêm phòng trong độ tuổi từ 9 trở lên (Dưới 9 tuổi hiệu quả bảo vệ của vacxin này rất thấp), và hiệu lực bảo vệ lên tới 93% đối với thể sốt xuất huyết nặng; đồng thời làm giảm nguy cơ phải nằm viện tới 80%.

Trong một thông báo khác, tập đoàn Sanofi Pasteur của Pháp tiết lộ đây là loại vắc-xin Dengvaxia do hãng phát triển. Sanofi đã đề nghị 20 nước tại châu Á và Mỹ Latinh sử dụng loại vắc-xin này nhưng Mexico là nước đầu tiên bật đèn xanh.

Ủy ban Tiêm chủng quốc gia Mexico cũng sẽ cân nhắc việc cung cấp vắc-xin này miễn phí trên phạm vi toàn quốc. Năm ngoái, Mexico đã ghi nhận hơn 32.000 trường hợp nhiễm virus sốt xuất huyết, và kinh phí điều trị lên đến 187 triệu USD.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc-xin Dengvaxia có thể ngăn chặn tất cả 4 loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Tỷ lệ phòng chống virus sốt xuất huyết của vắc-xin này là 60,8%, đặc biệt hữu ích để ngăn tái phát bệnh.

Tuy tỷ lệ này tương đối thấp so với các loại vắc-xin khác, nhưng Dengvaxia lại phát huy tác dụng gần tối đa trong việc ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng, lên tới 93,2%.

Trước đó, vắc xin này đã được nghiên cứu và phát triển suốt 20 năm với kinh phí lên tới 1,5 tỉ euro (tương đương 1,65 tỉ đô la Mỹ), bao gồm cả khoản đầu tư cho sản xuất, cũng như chờ đợi sự phê chuẩn của ít nhất 19 nước. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, công ty này sẽ bắt đầu thu về 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm từ năm 2018 hoặc 2019. Còn theo ước tính của trang Bloomberg, với đối tượng tiêm từ 9-45 tuổi sống ở những vùng có nguy cơ cao, doanh thu của vắc xin này sẽ lên tới 1,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020.

Hiện nhiều triệu liều vắc xin đã được sản xuất và sẵn sàng đưa đi khắp thế giới, trong đó sẽ tới EU vào đầu năm 2016 và Mỹ là 2017.

Hãng Dược phẩm Sanofi hy vọng rằng vắc xin có khả năng phòng được cả 4 thể của vi rút sốt xuất huyết này sẽ được công nhận trong vài tuần tới ở nhiều nước châu Mỹ, châu Á, nơi có tới 2 tỉ dân đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Và như vậy, từ năm 2017, hãng này sẽ sản xuất 100 triệu liều mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Theo luật định, Sanofi sẽ được giữ bản quyền vắc xin này trong 4 năm. Và hãng Dược này cam kết giá của vắc xin Dengvaxia sẽ “công bằng, phải chăng và ổn định”. Hơn thế, nó có thể được phân phối miễn phí ở một số quốc gia.

Hiện tập đoàn dược phẩm Takeda của Nhật và Merck của Mỹ cũng đang theo đuổi dự án sản xuất vắc-xin chống sốt xuất huyết.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có khoảng 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm và khoảng gần 1% ca nhiễm bệnh bị tử vong.

WHO cũng cảnh báo gần 40% dân số thế giới, tương đương 3,9 tỷ người, có nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết. Cứ sau 10 năm số mắc sốt xuất huyết trên thế giới lại tăng gấp đôi.

Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, sốt xuất huyết liên tục lan rộng ra các quốc gia.

Hiện sốt xuất huyết đang lưu hành ở trên 128 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi.

Năm nay, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát tại nhiều nước như Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ và Nhật Bản. Còn Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Đài loan, Ấn Độ, bệnh cũng đang gia tăng sau nhiều năm không có dịch.

Tại Việt Nam, đến nay đã ghi nhận 54.000 ca mắc sốt xuất huyết, ít nhất 34 người tử vong. Dịch vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng. Mỗi năm, có 94.000 người Việt mắc bệnh, trong đó gần 100 bệnh nhân tử vong.

Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc điều trị sốt xuất huyết nên số tử vong trong 5 năm gần đây đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước kia.

Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có kinh nghiệm, thành công cao trong điều trị sốt xuất huyết. Số ca tử vong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Nha Trang

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.