WHO: Phòng chống dịch là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

(Ngày Nay) - Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Ban biên tập Website Cục Y tế dự phòng đã có cuộc trao đổi với đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato.
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato

PV: Thưa ông Masaya Kato, ông có thể cho biết thêm về tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay? 

TS. Masaya Kato: Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết do nhiều nhân tố như: tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu…

Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này, và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.

PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam năm nay?

TS. Masaya Kato:  Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam – tức là bệnh này vẫn xảy ra hàng năm tại quốc gia này. Và chúng tôi nhận thấy một số lượng  không nhỏ người Việt bị nhiễm sốt xuất huyết hàng năm, đặc biệt ở miền nam và duyên hải miền trung. 

Tuy nhiên năm nay chúng ta có số ca mắc sốt xuất huyết lớn ở miền bắc Việt Nam,  đặc biệt ở Hà Nội. Thông thường số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội, nhưng năm nay thì đến sớm hơn mọi năm.

Qua thời gian hợp tác giữa WHO và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm nỗ lực kiểm soát véc tơ từ công tác giám sát cho đến điều trị.

Tuy nhiên, chúng tôi rất hiểu thách thức mà ngành y tế phải đối mặt, như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi, kết quả chưa được như mong muốn. 

PV: Một số quốc gia như Singapore được ghi nhận có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền do muỗi nhanh chóng. Liệu Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của nước bạn?

TS. Masaya Kato: Việt Nam có năng lực phòng chống dịch sốt xuất huyết tốt, nhưng tất nhiên chúng ta có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. Tôi có đề xuất 3 điều sau, dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, khu vực.

Đầu tiên là dự phòng để kiểm soát dịch rất quan trọng, hơn là đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ, kiểm soát tốt véc tơ, giảm sự sinh sản của muỗi,… nên được thực hiện cả năm, không nên chỉ làm vào mùa dịch. Nỗ lực giám sát liên tục để tạo thông tin dịch tễ học chất lượng về sốt xuất huyết. Dữ liệu này sẽ giúp ích rất nhiều trong nỗ lực phòng, chống dịch cho những vùng trọng điểm. Để tăng cường khả năng dự phòng này, WHO khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam. Tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng rất cần thiết.

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia. Ví dụ, ở Singapore, Bộ Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm về việc kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến vi rút Dengue, Zika. Để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học, ngành xây dựng và ngành giáo dục phối hợp cùng y tế là điều vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam, sẽ tốt hơn nếu có sự phối hợp giữa các ban ngành khác, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền để tăng cường khả năng kiểm soát dịch.

Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền. Ví dụ, kiểm soát véc tơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống. Truyền thông tăng cường nhận thức về nguy cơ giúp người dân giữ vệ sinh nơi ở và tránh muỗi và kịp thời tự xử lý khi bị mắc bệnh.

Chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết, thì sốt xuất huyết mới có thể ngăn chặn được thành công.

PV: WHO sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch như thế nào?

TS. Masaya Kato: Chúng tôi đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, chúng tôi sẽ hỗ trợ để xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn. WHO cũng thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết, cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.

PV: Xin chân thành cám ơn sự chia sẻ của ông./.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.