Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể danh thắng Hương Sơn

(Ngày Nay) -Quần thể Danh thắng chùa Hương - Hương Sơn là một trong 6 trọng điểm được Hà Nội xác định là điểm đến trong phát triển du lịch của thành phố.

Mới đây, danh thắng này được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. Lễ đón nhận Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt diễn ra ngày 19/9. Khai thác di tích này như thế nào để vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý của địa phương.

Tiềm năng du lịch Hương Sơn

Với diện tích hơn 4.000ha, quần thể danh thắng Hương Sơn mang trong mình giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Quần thể di tích lớn nhất quốc gia này bao gồm phức hệ núi non, hang động, thảm thực vật, thủy văn, hệ động vật và hệ thống đình, đền, tu viện phật giáo với 21 ngôi chùa, đền, hang động được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, có giá trị to lớn về văn hóa và khảo cổ học.

Nhắc đến khu di tích chùa Hương - Hương Sơn là nhiều người nhớ đến sự tích về bà chúa Ba - Phật bà Quán Thế Âm đã chọn nơi đây làm nơi tu hành thành chính quả. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều ngôi chùa, hang động ở đây từng là nơi che giấu và tổ chức các cuộc họp bí mật của Việt Minh trong vùng. 

Sự hòa quyện lịch sử, tín ngưỡng văn hóa dân gian với phật giáo đã làm nên hương sắc đặc thù của lễ hội chùa Hương nói riêng và quần thể danh thắng Hương Sơn nói chung. Mới đây, trong chuyến du ngoạn cảnh sắc Hương Sơn, chúng tôi gặp nhiều du khách trong và ngoài nước đi thăm danh thắng nổi tiếng này. Chị Nguyễn Thu Hà, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên được vãn cảnh chùa Hương đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thanh bình, cổ kính, u tịch khi đặt chân đến cổng Tam quan chùa Thiên Trù trong một chiều thu. Còn anh Thomas Johnson, quốc tịch Anh, lại vô cùng thích thú khi ngắm nhìn mái chèo khua nhẹ trên dòng suối Yến. Sóng nước lăn tăn, lan tỏa, nhẹ nhàng hòa cùng sự tĩnh lặng của núi non. Thomas liên tục thốt lên: “Beautiful!” (Đẹp quá!).

Theo thống kê của UBND huyện Mỹ Đức, 8 tháng năm 2018, có gần 1,5 triệu lượt khách hành hương về đây, nguồn thu từ du lịch đạt gần 110 tỷ đồng, chiếm 48,5% tổng thu ngân sách của huyện.

Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể danh thắng Hương Sơn ảnh 1
Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể danh thắng Hương Sơn ảnh 2

Toàn cảnh chùa Thiên Trù nằm trong quần thể danh thắng Hương Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh: Sơn Nam)


Tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng 

Trong những năm qua, TP Hà Nội, các ban, ngành liên quan, đặc biệt là UBND huyện Mỹ Đức đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý trong các lĩnh vực về giao thông, môi trường, cảnh quan, an ninh-trật tự và các dịch vụ tại Hương Sơn. Ông Nguyễn Văn Hoạt, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết: “Nhân dân Mỹ Đức rất vui khi Hương Sơn - chùa Hương được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Trong công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, UBND huyện sẽ tuân thủ tuyệt đối các quy định theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn các giá trị văn hóa ở quần thể danh thắng này”.

Những nỗ lực để mang đến cho du khách sự hài lòng khi đến với Hương Sơn, làm tăng hiệu quả kinh tế từ di tích cũng như việc bảo tồn các giá trị văn hóa ở đây là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do sự phát triển tự phát của du lịch mà một bộ phận người dân chạy theo lợi nhuận làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống ở Hương Sơn bị mai một. Nhiều cư dân địa phương mưu sinh nhờ phát triển du lịch chưa thực sự tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Cùng với đó là những hạn chế về công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan. Thượng tọa Thích Minh Hiền, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương, cho biết: “Công tác quản lý phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa vẫn nặng tính cơ chế hình thức. Tư duy của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý ở cơ sở và người dân sở tại về công tác này cần có sự chuyển biến tích cực hơn nữa”.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Có khi nào Hà Nội đặt các dự án kinh tế cao hơn mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa của quần thể danh thắng Hương Sơn?”, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội khẳng định: “Quan điểm của thành phố là luôn đặt mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa. Trong công tác quản lý rất cần sự tham gia của cộng đồng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn tuyên truyền cho nhân dân hiểu được giá trị của di tích và sự cần thiết của việc bảo tồn để người dân tham gia quản lý, phát triển di tích một cách bền vững”.

Với chủ trương phát triển hài hòa giữa thực hiện các dự án kinh tế với mục tiêu bảo tồn giá trị văn hóa mà TP Hà Nội đã đặt ra, cùng tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân sở tại, hy vọng chùa Hương-Hương Sơn sẽ ngày càng xứng tầm với những giá trị của một danh thắng được coi là “linh thiêng và đẹp nhất Việt Nam”.

Theo Quân đội nhân dân
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.