Cách đánh cá độc đáo của người Nhật được UNESCO vinh danh

[Ngày Nay] - Phương pháp bắt cá thân thiện với tự nhiên và thể hiện sự gắn kết giữa con người và tự nhiên đã được phát triển hàng ngàn năm trước ở Nhật Bản.
Cách đánh cá độc đáo của người Nhật được UNESCO vinh danh

Thời cổ xưa, cách đây khoảng 1.300 năm, người Nhật Bản đã sử dụng một phương pháp bắt cá truyền thống vô cùng độc đáo có tên Ukai. Ngày nay, những du khách du lịch vẫn có thể được mục kích tận mắt kỹ thuật này khi tới thành phố Gifu nằm ở trung tâm đất nước hoa anh đào.

Bắt cá bằng chim cốc - phương pháp độc đáo hàng ngàn năm trước ở Nhật Bản

Tuy nhiên, thay vì để bắt cá phục vụ cho cuộc sống như trước đây, kỹ thuật bắt cá độc đáo này chủ yếu phục vụ mục đích giải trí, giáo dục và biểu diễn, như một nét đẹp văn hóa được người Nhật Bản kế thừa, gìn giữ.

Đối với phương pháp cổ xưa truyền thống này, người bắt cá sẽ dùng các sợi dây buộc vào cổ của những con chim cốc (tiếng Nhật là Usho - tên khoa học: Phalacrocoracidae) đã được huấn luyện kỹ lưỡng. Đây là loài chim nổi tiếng như một bậc thầy lặn bắt cá. Các thợ đánh cá sẽ hô to “Ho Ho” trong khi thả chim cốc xuống nước bắt cá (thông thường mỗi thuyền sẽ có khoảng 10 đến 12 con chim cốc và một vài thợ đánh cá hỗ trợ nhau gỡ cá).

Cách đánh cá độc đáo của người Nhật được UNESCO vinh danh ảnh 1

Người đánh các dùng dây buộc vào cổ chim cốc. Japantravel

Nếu chim bắt được cá nó sẽ lên thuyền để người bắt cá lấy con cá trong miệng chim. Phần dây buộc quanh cổ sẽ đảm bảo cá lớn không bị chim nuốt mất nhưng cho phép chúng ăn các con cá nhỏ.

Ngoài ra, người đánh cá thường sử dụng kỹ thuật này vào ban đêm với một ngọn đuốc rực sáng (gọi là kagaribi) để thu hút cá khiến cả dòng sông trở thành một khung cảnh lung linh, huyền ảo, gợi nhớ về thời đại hoàng kim Edo nên rất thu hút các du khách tới Nhật Bản.

Cách đánh cá độc đáo của người Nhật được UNESCO vinh danh ảnh 2

Ngọn đuốc sẽ được đặt trong một giỏ sắt chứa gỗ thông và bùi nhùi rơm để thắp lửa, thợ bắt cá sẽ quấn kazaorieboshi trên đâu (đây là 1 loại khăn vải để bảo vệ đầu khỏi lửa nóng), mình mặc váy rơm koshimino để giữ ấm cơ thể và đi dép rơm ashinaka để tránh trơn, trượt. Mỗi đêm, một con chim cốc có thể bắt 6 con cá Ayu (có gia trị kinh tế cao) một lúc trong cổ họng để mang về cho người chủ (khối lượng cá bắt được tổng cộng trung bình là từ 0,5-2 kg cá Ayu).

Phương pháp cổ xưa vẫn được lưu truyền và tồn tại đến tận ngày nay

Phương pháp này nổi tiếng đến nỗi nó được vinh danh khi đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới của UNESCO.

Cách đánh cá độc đáo của người Nhật được UNESCO vinh danh ảnh 3

Ngọn đuốc khiến dòng sông rực sáng về đêm. Daco

Năm 1890, Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Imperial Household Ministry) đã bổ nhiệm một nhóm những người đánh cá nhỏ để giữ cho truyền thống này tiếp tục tồn tại, họ sẽ biểu diễn trên các dòng sông ở thành phố Gifu để phục vụ du khách du lịch từ tháng 5 đến tháng 11. Trong khoảng thời gian đó, trên sông Nagara-gawa (dòng sông nằm trong top 100 dòng sông đẹp) còn là nơi tổ chức Goryou Ukai ở Goryoba từ tháng 6 đến tháng 8 mà tại đây, các đại sứ quán cùng phu nhân lãnh sứ quán các nước đang ở Nhật Bản sẽ được mời tới tham dự.

Những người đánh cá bằng phương pháp này có thể đạt danh hiệu cao quý “Bậc thầy bắt cá bằng chim cốc của triều đình” chỉ khi họ có mối quan hệ máu mủ với bậc thầy tiền nhiệm trước. Điều này sẽ khuyến khích phương pháp truyền thống được tiếp tục lưu truyền cho các đời con cháu trong gia đình, dòng họ và giữ nó tồn tại bên cạnh các phương pháp bắt cá hiện đại, hiệu quả hơn.

Yamashita Tetsuji, một bậc thầy đánh cá bằng chim cốc cho biết: “Chúng tôi chăm sóc những con chim cốc cho đến khi chúng chết. Những con chim này giống như gia đình của mình vậy”. Những người đánh cá sống với chúng và xem chúng như những người bạn, người trợ thủ và như các thành viên trong gia đình họ. Giữa chim cốc và người đánh cá có một mối quan hệ mật thiết và tình cảm rất đặc biệt.

Theo Hoa Hướng Dương

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.