Cục Di sản đề nghị kiểm tra việc xây lại nhà thờ Bùi Chu 135 tuổi

Cục Di sản đề nghị UBND tỉnh Nam Định đề xuất giải pháp bảo tồn nhà thờ chính tòa Bùi Chu. 


Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: VnExpress
Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: VnExpress

Trước thông tin nhà thờ chánh tòa Bùi Chu (Nam Định) sẽ được xây dựng lại, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã có văn bản gửi Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nam Định, đề nghị kiểm tra thông tin này.

Văn bản do ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hóa, ký ngày 2/5 nêu đã nhận được đơn kiến nghị của nhóm kiến trúc sư đề nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu. Vì vậy, Cục đề nghị tỉnh Nam Định kiểm tra, đề xuất giải pháp về việc này, báo cáo trước 6/5.

Theo thông tin được đăng tải trên website Giáo phận Bùi Chu, nhà thờ sẽ được hạ giải ngày 13/5. 

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Chung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định cho biết, ngày 3/5 ông đã gặp Giám mục giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Ðình Hiệu để trao đổi.

"Tôi nêu ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và ý kiến của nhóm kiến trúc sư kiến nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu. Tuy nhiên, Giám mục Thomas Vũ Ðình Hiệu nói rằng việc xây dựng lại nhà thờ Bùi Chu đã được cân nhắc kỹ mấy năm nay. Vì công trình đã quá cũ, khó có thể trùng tu được. Phương án xây lại nhằm đảm bảo an toàn cho giáo dân khi hành lễ", ông Chung nói. 

Ông Chung cũng cho biết, theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao Nam Định, dù chưa được công nhận là di sản, nhà thờ Bùi Chu đã được đưa vào danh sách kiểm kê để xem xét. "Tuy nhiên, quy định pháp luật về bảo tồn di sản trong danh mục kiểm kê chưa được rõ ràng", Phó bí thư Tỉnh ủy Nam Định nói. 

Trước đó ngày 1/5, 25 kiến trúc sư có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, đề nghị xem xét can thiệp giữ lại nhà thờ chánh tòa Bùi Chu.

Trong đơn, nhóm kiến trúc sư cho rằng nhà thờ Bùi Chu xây dựng từ năm 1885, "là di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa, được cha ông từ đời trước dày công tạo dựng một tác phẩm kiến trúc độc đáo không nơi nào ở Việt Nam có được, thuộc hàng di sản văn hóa quốc gia".

"Nhà thờ có những hình oval ba lá trên trần với nhiều chi tiết cầu kỳ, xuất hiện từ những góc nhỏ ô cửa sổ đến góc cao của trần thánh đường. Trần nhà thờ có dùng vôi rơm tạo những vòm cong thoáng nhẹ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền Bắc. Cửa nhà nguyện bốn cánh, mỗi cánh là một công trình ý nghĩa của các bí tích: rửa tội, thêm sức, thánh thể, hòa giải.

Hình ảnh kết nối ba hình oval vừa thể hiện đường nét Ba Rốc cổ kính vừa thể hiện nét phương Đông tạo ra không gian đa dạng, phù hợp với nơi chốn mà nó tồn tại", đơn kiến nghị viết.

Nhóm kiến trúc sư cho rằng khung nhà thờ bằng tường gạch chịu lực kết hợp với những hàng cột gỗ lim đặt trên bệ xà điêu khắc tinh xảo. Trần được làm bằng hỗn hợp vôi rơm và vật liệu địa phương để tạo độ bền và nhẹ. Công trình được xây dựng ở vị trí bền vững, có cây xanh, sân đường thoáng mát. Phía trước là sông Ninh Cơ làm tăng tính thơ mộng.

"Về tổng thể, công trình không chỉ mang kiến trúc châu Âu mà còn kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông - Tây", nhóm kiến trúc sư nhận định.

Đồng thời, nhóm đã khảo sát công trình này và nhận thấy nhà thờ chỉ hư hỏng nhẹ, kết cấu khung chịu lực còn tốt, có thể chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Vì vậy, nhóm kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu, chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng di sản quốc gia.

Ngày 3/5, nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam (Save Heritage VietNam) gửi thư thỉnh nguyện đến Giáo hoàng Francis, xin giải cứu nhà thờ Bùi Chu. Trong thư, nhóm cho rằng "không thể mô tả toàn diện vẻ đẹp với lối kiến trúc pha trộn Đông Dương bản địa và Ba Rốc (Tây Ban Nha) và trên hết là các giá trị phi vật thể trong lịch sử của ngôi thánh đường này". Kết cấu của nhà thờ Bùi Chu "có thể đứng vững nhiều thế kỷ".

Vì vậy, nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam mong được nghe ý kiến từ Giáo hoàng Francis để "tìm thấy một phương pháp cải tạo tốt nhằm bảo tồn ngôi thánh đường không thể thay thế này". Nhóm cũng bày tỏ sẵn sàng tới Roma (Italy) để trình bày vấn đề với Giáo hoàng, mong Giáo hoàng về chiêm ngưỡng nhà thờ Bùi Chu.

Nhà thờ chánh tòa Bùi Chu thuộc xã Xuân Ngọc (Xuân Trường, Nam Định) bắt đầu được xây dựng năm 1884, bởi giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận. Một năm sau, nhà thờ khánh thành, với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m, tháp cao 35 m. Từ đó đến nay, công trình được tu sửa hai lần năm 1974 và 2000. 

Theo Vnexpress
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.