Đền Sóc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội): 'Khí tốt vẫn ngút ngàn bay như xưa'

[Ngày Nay] - Quần thể Khu di tích Đền Sóc Sơn (thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được bao quanh bởi rừng thông trên 50 năm tuổi - điểm đầu của các dãy núi thuộc hệ Tam đảo nổi tiếng với thế “Long chầu Hổ phục”.  Tương truyền đây là điểm cuối cùng trong hành trình diệt giặc Ân của Thánh Gióng ở trần thế, người dân Sóc Sơn ngày ấy đã lập luôn đền thờ tưởng nhớ ngài.
Đền thượng
Đền thượng

Khu đền Sóc Sơn là một quần thể di tích lớn, xung quanh bao bọc một bên là núi, một bên là hồ nước. Cảnh quan hài hòa vừa hùng vĩ vừa mang thần khí linh thiêng, sơn thủy hữu tình.

Người dân kể lại, đã có 13 lần trùng tu khu di tích này, trong đó phải kể có 4 lần trùng tu lớn đó là năm Canh Thân - 1920, Tân Dậu - 1921, Nhâm Thân - 1992, Giáp Tuất - 1994. Quần thể di tích Sóc Sơn được xếp hạng di tích lịch sử từ năm 1962. Hiện nay di tích có đền Trình, đền Thánh Mẫu, có chùa Đại Bi rồi đến đền Thượng là nơi thờ Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương. Đền nằm ngay dưới chân núi Sóc Sơn, trước mặt có núi Độc Tôn, núi Đại Thịnh, bên phải có núi Vẩy Rồng; cổng chính vào có 2 con long mã “đầu rồng mình ngựa” biểu tượng là dòng giống “con Rồng cháu Tiên”.

Đền Sóc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội): 'Khí tốt vẫn ngút ngàn bay như xưa' ảnh 1Bia tám mặt.

Đền có kiến trúc hình chữ Công, tiền đình thiết kế theo kiểu 5 gian 2 dĩ kiểu chồng diêm 2 tầng. Gian giữa bố trí thành tiền sảnh 4 mái kết cấu bằng gỗ lim chạm khắc tinh xảo và cân xứng. Hậu cung là nơi thờ Đức Phù Đổng Thiên Vương: Tỳ Xa Môn, Thiền Vương, Na Tra Thái Tử, Tiên Đồng Ngọc Nữ, Lữ Oa Bồ Thiên, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Tinh Tinh cùng Đệ Nhất Đệ Nhị Giám Hà Quan. Ngai thờ án hương được xây bằng vôi mật và giấy bản, muối và đá núi. Đây là hình tượng trưng thu nhỏ của 99 ngọn núi của hệ thống Tam đảo về hướng Đông thành ngai thờ.

Tượng thánh Gióng và các vị thần ở đây đều thờ đứng, phải chăng đây là sự nhắc nhở của ông cha ta cho các thế hệ con cháu người việt về tinh thần cảnh giác trách nhiệm, phải biết gìn giữ giang sơn của ông cha ta để lại. Hiện nay cả nước có hơn 70 nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương, tuy nhiên chỉ có 2 nơi là làng Phù Đổng, Gia Lâm và đền Sóc Sơn mới có đền Thánh Gióng riêng và trang trọng cỡ lớn. Có lăng bia 8 mặt ngự trên đỉnh núi Bia (núi Thanh Lâm) độ cao 50 m so với mặt biển có 133 bậc, nằm sau lưng đền Thượng. Lăng bia này là một trong những di vật có giá trị nhất còn bảo tồn được tại đền Sóc Sơn và vùng đất Trung Châu có niên hiệu Dương Đức Thứ Nhất (1672), lên đỉnh núi có thể nhìn cảnh đẹp hùng vĩ và rất trữ tình của vùng địa linh vì có núi non ao hồ bao bọc lẫn nhau.

Đền Sóc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội): 'Khí tốt vẫn ngút ngàn bay như xưa' ảnh 2Tượng Thánh Gióng

Nội dung bia 8 mặt có nhiều ý nghĩa. Mặt 1 là Thánh Gióng liên quan tới trời đất truyền lại truyền thuyết của Thánh Gióng và kể lại giặc Tống sang xâm lược nước Văn Lang. Mặt 2 kể sự tích của Phù Đổng Thiên Vương. Mặt 3 là Lê Đại Hành đến cầu cứu đức thánh Phù Đổng Thiên Vương. Bốn là Lê Hoàn đánh thắng giặc trở về. Năm là ông Khắc Khắc Hy ở vùng này đã vận động nhân dân ở đây dựng những mặt bia đá lên đỉnh núi. Sáu là tổng các xã thuộc Sóc Sơn thờ Phù Đổng. Ghi các lệ tục cúng hàng năm ngày mồng 7 tháng Giêng và 13/2 của các tổng xã phụng thờ. Bảy tiếp tục các lệ thờ cúng và cách thức chuẩn bị. Tám là bài văn ca ngợi anh linh của thần núi  và Phù Đổng Thiên Vương do Lê Khắc Huy soạn trong đó có đoạn: “Núi chập chùng sông nguyệt cuồn cuộn sóng, chính khí hưng vượng có ở khắp mọi nơi. Khí tốt vẫn ngút ngàn bay như xưa giúp vua đánh giặc vậy”.

Mấy năm vừa qua, Khu di tích đền Sóc Sơn có xây dựng một số công trình mới: “Học viện Phật giáo, nhà bảo tàng của giáo hội phật giáo Việt Nam, pho tượng Phật Tổ nặng 30 tấn bằng đồng cao 6,5 m và đặc biệt tượng Đài Thánh Gióng là công trình chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm thăng long Hà Nội. Tượng đài Thánh Gióng đặt trên đỉnh núi đá chồng có độ cao 297 m so với mặt nước biển. Tượng có độ cao 11,7 m nặng 85 tấn bằng đồng được đúc thành 5 khối và lắp ghép tại đỉnh núi. Tượng ngài tráng sĩ ngồi trên lưng ngựa sắt tay cầm tre ngà thật hiên ngang vững chãi mặt hướng về phương Nam nơi quê mẹ. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác nhận đây là tượng đài Thánh Gióng lớn nhất Việt Nam (từ mặt đất lên đến đỉnh núi dài 2,5km).

Ý nghĩa lễ hội giáo dục đền Sóc Sơn chúng ta là rất lớn. Đặc biệt với thế hệ trẻ ngày nay như một bài học uống nước nhớ nguồn và lòng tu dưỡng yêu nước. Đến với hội Gióng ở đền Sóc Sơn, du khách hôm nay có dịp tưởng nhớ công lao của ông cha ta buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đây cũng là dịp nhắc nhở họ các Vua Hùng đã có công dựng nước thì ngày nay mọi người càng phải gìn giữ  và xây dựng đất nước ta giàu mạnh hơn.

Vừa qua hội Gióng đền phù Đổng Gia Lâm và đền Sóc Sơn chính thức được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Hai ngôi đền ở Phù Đổng và Sóc Sơn là hai nơi chính diễn ra lễ hội hàng năm.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.