Gặp cụ bà gần 100 tuổi từng may gối cung đình Huế

[Ngày Nay] - Ở Huế và kể cả Việt Nam hiện có một người làm gối trái dựa cung đình triều Nguyễn còn sót lại. Dù bà tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn miệt mài xâu kim may gối... với mong muốn giữ nghề.
Tuổi cao sức yếu nhưng cụ Huệ vẫn miệt mài may gối.
Tuổi cao sức yếu nhưng cụ Huệ vẫn miệt mài may gối.

Đó là cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ (96 tuổi, ngụ ở thôn Giáp Đông, xã Hương Toàn, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

“Gần đất xa trời” vẫn may gối

Đến thôn Giáp Đông và hỏi cụ Huệ may gối nổi tiếng thì ai ai cũng biết. Lúc được gặp cụ vào một chiều tà, chúng tôi thật sự ấn tượng khi cụ rất minh mẫn, đôi tay cụ thoăn thoắt, nhanh nhẹn; đôi mắt vẫn còn sáng để luồn kim, cắt vải...

Cụ Huệ cho biết cụ sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh gia vọng tộc, yêu nước; là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Miên Lâm (Phụ chánh thân với vua Hàm Nghi và Thành Thái). Thời nhỏ, cụ Huệ ở nhà phụ cha làm nghề thuốc Bắc.

Gặp cụ bà gần 100 tuổi từng may gối cung đình Huế ảnh 1

Trước khi lên Huế cùng cha, vì là con cháu của hoàng tộc nên cụ được cho phép vào trong Đại Nội học may vá, thêu thùa như các Công Tôn Nữ khác. Công việc cụ yêu thích là dùng chỉ thêu thùa, cắt từng miếng gấm, kết hợp những miếng sốp nhỏ để bọc ngoài vỏ gấm, rồi thêu rồng, phụng làm thành từng chiếc gối dựa phục vụ cho hoàng tộc.

Đến sau năm 1954, cụ Trí Huệ được hoàng tộc triều Nguyễn xin về ở tại Cung An Định để phục vụ Đức Từ Cung (mẹ vua Khải Định). Đây chính là thời gian cụ tích tụ kinh nghiệm về nghề làm gối dựa. Được biết, để hoàn thành một chiếc gối phải trải qua rất nhiều công đoạn như may vỏ, may ruột, nhồi bông, ráp gối, thêu... Các công đoạn từ đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo, nếu thiếu một chi tiết nhỏ thì sản phẩm sẽ khó hoàn thiện.

Việc may gối trái dựa ở chốn cung đình cũng phải tuân thủ những nguyên tắc hết sức chặt chẽ. Theo cụ, gối được may theo mẫu sẵn có; gối của vua thì phải đủ 5 lá, có màu vàng, trên gối có thêu hình rồng tượng trưng cho uy quyền. Gối của Hoàng thái hậu và các quan thì phải đủ 4 lá, tùy theo màu ghế mà có thể chọn những màu sắc và hoa văn khác nhau cho phù hợp nhưng tuyệt đối không được trùng với vua.

“Để gối được thẳng mép, không bị lỗi chỉ hay bông nhồi luôn giữ được độ êm, căng phồng sau nhiều lần giặt thì mỗi người thợ may luôn có mẹo riêng của mình. May được một cái nhiều khi tốn cả vài tuần...”, cụ Huệ cho biết.

Sau Cách mạng tháng Tám, loại gối dựa cực kỳ nổi tiếng cả trong và ngoài nước, mỗi lần có dịp đi công tác tại Huế là các quan chức nước ngoài đều không quên mua một chiếc gối dựa để làm kỷ niệm. Cũng nhờ thế, những chiếc gối dựa cung đình mà cụ thiết kế nên lặng lẽ sang phương Tây theo bước chân của du khách và bà con là người Việt kiều... Còn lúc cụ Huệ ở cung An Định, gối của cụ là “món riêng” của Đức Từ Cung và được lòng cả vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại đã nhiều lần đặt cụ may loại gối này để làm quà cho những người bạn Pháp của mình.

Luôn trăn trở về nghề 

Khi không còn Đức Từ Cung cũng như đất nước thời bấy giờ nhiều biến động, cụ Huệ về lại làng Hương Cần sống với tuổi già. Nhưng trong tâm cụ vẫn luôn đau đáu với nghề nên dù đã tuổi cao nhưng hằng ngày cụ vẫn làm gối trái dựa mà mình đã gắn bó.

Gặp cụ bà gần 100 tuổi từng may gối cung đình Huế ảnh 2Những chiếc gối cung đình Huế chỉ có cụ Huệ mới có thể may được.

Theo cụ Huệ, một cái gối như vậy sau khi hoàn thành được bán với giá 1.500.000 đồng; một cái giá không phải là cao nếu so với những gì cụ vất vả làm ra. Tuy nhiên đối với cụ đó không là vấn đề mà mong muốn của cụ là sẽ có người theo nghề mình vì giờ chỉ có cụ là làm được gối mà thôi. “Ở Huế hiện có nhiều nghề truyền thống được chính quyền quan tâm, bảo tồn đó chứ; nhưng riêng nghề làm gối trái dựa mà chỉ có tôi làm thì lại rất ít người biết đến, chẳng ai để ý mà bảo tồn. Nhiều lúc cũng chạnh lòng lắm mà biết làm sao đây, nói cấp trên rồi vẫn vậy...”, cụ tâm sự.

Cụ Huệ cũng chia sẻ hiện trong nhà có con dâu và cháu đang tập làm, cũng như có một số sinh viên đến tìm cụ để học. Ai cũng có năng khiếu để làm gối nhưng để làm ra một cái gối thực sự hoàn chỉnh thì chưa được thành thạo vì có độ khó nhất định. Vả lại hiện thị trường ít người mua gối này, chủ yếu là trưng bày nên đây cũng là lí do khiến lớp trẻ ít quan tâm cái nghề này...

Chị Lê Thị Liền (con dâu cụ Huệ) chia sẻ ngày xưa cụ Huệ rất kín kẽ trong từng lời ăn tiếng nói, bây giờ tuổi cao nên vấn đề này đã bớt đi nhiều, không còn khó tính như trước nữa... “Phải nói mẹ tôi may bằng tay rất tuyệt vời, gọi là “chuyên gia” thì đúng hơn. Giờ già rồi mà vẫn cặm cụi may gối khiến ai ai cũng nể, tôi và gia đình khuyên đừng làm nữa mà mẹ có nghe đâu. Mong sao mẹ sống qua 100 tuổi là quý lắm...”.

Nói về kỉ niệm đáng nhớ, cụ Huệ bộc bạch có lẽ sẽ không bao giờ quên ngày ra Hà Nội và được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách đây 16 năm.

“Tôi đã chuẩn bị một chiếc gối dựa do tôi ấp ủ làm ra, có 5 lá bọc lớp vải màu vàng. Khi Đại tướng nhận thì tôi rất vui vì đó là tấm lòng của tôi dành tặng cho vị lãnh đạo mà mình hết sức kính mến...”, cụ Huệ tâm sự.

Cụ Trí Huệ cho biết thêm, hiện tại mong muốn lớn nhất của cụ là làm thế nào đó có thể truyền dạy, bảo tồn được nghề làm gối trái dựa của cha ông. Hay chí ít làm sao giới thiệu sản phẩm gối trái dựa cho nhiều người biết đến hơn nữa. Nhưng điều này có lẽ là một cái gì đó thật khó khăn... 

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.