Hội nghị về Diệt chủng, Ký ức và Hòa bình ở Campuchia

[Ngày Nay] - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chấm dứt chế độ Khmer Đỏ và vận hành Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng tại Phnom Penh, tổ chức UNESCO đã hỗ trợ Bảo tàng và Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia (MoCFA) tổ chức một hội nghị quốc tế với chủ đề Diệt chủng, Ký ức và Hòa bình, với sự tài trợ từ cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA.
Một góc Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng.
Một góc Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng.

Được tổ chức từ 28-30 tháng 8, hội nghị tập trung các chuyên gia từ 9 tổ chức Campuchia và 25 tổ chức quốc tế tại Phnom Penh để chia sẻ kinh nghiệm về việc quản lý tài liệu lưu trữ số hóa liên quan đến diệt chủng. Hội nghị cũng trao đổi về quá trình đưa Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng trở thành một điểm giáo dục hòa bình nhằm hỗ trợ các nỗ lực hòa giải.

Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng lần đầu tiên được mở cho du khách vào năm 1979 trên chính khoảng đất của trại giam, thẩm vấn và hành hình S-21 ở Phnom Penh, được điều hành bởi chế độ Khmer Đỏ.

Từ năm 1975-1979, hơn 18.000 tù nhân đã bị thẩm vấn, tra tấn và sát hại tại chỗ hoặc trong khu vực giết chóc của Choeung Ek.

Hội nghị về Diệt chủng, Ký ức và Hòa bình ở Campuchia ảnh 1

Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn và Số hóa Lưu trữ Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, do UNESCO hợp tác với MocFA với sự hỗ trợ của KOICA.

Kho lưu trữ của Bảo tàng đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới (Ký ức Thế giới - MoW) vào năm 2009.  Đây là bộ sưu tập tài liệu toàn diện nhất về hệ thống nhà tù Khmer Đỏ.

Dự án tìm cách thúc đẩy hòa bình và đối thoại liên văn hóa, tạo điều kiện cho các nỗ lực hòa giải và mở rộng phạm vi giáo dục, bao gồm thông qua việc bảo tồn và số hóa các tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng.

Từ trước đến nay, UNESCO luôn cam kết tăng cường nhận thức về nạn diệt chủng, nguyên nhân, động lực và hậu quả của những tội ác đó và hỗ trợ khả năng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử.

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.