Nhà báo và những lựa chọn đạo đức

[Ngày Nay] - Các nhà báo phải xử lý những nguồn tin chưa được xác minh trong một bức tranh toàn cảnh lớn như thế nào? Nhà báo có thể nhận quà tặng hiện vật hoặc nhận đài thọ cho các chuyến đi để đưa tin về một sự kiện không?
Nhà báo và những lựa chọn đạo đức

Những thách thức mang tính đạo đức mới trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là với sự lan truyền nhanh chóng của thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội là gì? Đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề đạo đức có thể ảnh hưởng đến công việc chuyên môn mà nhà báo phải đối mặt.

23 nhà báo người Philippines, bao gồm 11 nữ và 12 nam, làm việc tại các đài truyền hình, đài phát thanh và phương tiện truyền thông trực tuyến từ các vùng khác nhau, đã cùng thảo luận những câu hỏi liên quan trong một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày mang tên “Giá trị, Đạo đức truyền thông và Dân chủ” diễn ra tại thành phố Quezon, Philippines (9-10 tháng 10 năm 2019).

Theo bà Melinda Quintos de Jesus, Giám đốc điều hành của Trung tâm tự do và trách nhiệm truyền thông (CMFR), người tổ chức hội thảo, đạo đức và tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí có liên quan trực tiếp đến niềm tin của cộng đồng vào giới truyền thông. Điều này cũng được TS Luis Teodoro, cựu Giáo sư chuyên ngành báo chí, người đã trình bày về đạo đức và tòa soạn, đồng tình. Ông Teodoro cho biết: “Tham vọng lớn của ngành báo chí là lý giải thế giới”, và để giúp đạt được tham vọng đó, các nhà báo phải thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn cao.

Vào ngày thứ hai của cuộc hội thảo, những người tham gia đã chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận về một số nghiên cứu sự cố thực tế ở Philippines do CMFR biên soạn. Những người tham gia trao đổi về các xung đột đạo đức và những gì họ sẽ làm nếu tình huống xảy ra với bản thân.

Hội thảo này kéo dài hai ngày được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Tự do và Trách nhiệm Truyền thông (CMFR) và UNESCO với sự hỗ trợ từ chương trình do Hà Lan tài trợ mang tên “Tăng cường An toàn cho Nhà báo và Tiêu chuẩn Chuyên nghiệp tại Philippines”. Hiệp hội các đài truyền hình Philippines (Kapisanan ng mga Brodkaster ng Pilipinas / KBP) đã hỗ trợ việc di chuyển của những người tham gia từ các khu vực khác nhau trong nước. Hội thảo cũng được hỗ trợ chuyên môn từ ông Manny Mogato (Giải Pulitzer năm 2018 cho Báo cáo Quốc tế và Người dẫn chương trình CIGNAL), bà Camille Diola (Biên tập viên tại PhilStar), và ông Ed Lingao (Marshall McLuhan Fellow và Anchor của TV5).

UNESCO là cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc với nhiệm vụ thúc đẩy tự do ngôn luận, điều cơ bản để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 16. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch hành động của Liên Hợp Quốc về an toàn của các nhà báo và vấn đề miễn trừng phạt. UNESCO kêu gọi cách tiếp cận toàn diện đối với sự an toàn của các nhà báo, điều quan trọng đối với tự do báo chí và tiếp cận thông tin, bao gồm nâng cao tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp và quy tắc đạo đức báo chí.

Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.