Nhà báo và những lựa chọn đạo đức

[Ngày Nay] - Các nhà báo phải xử lý những nguồn tin chưa được xác minh trong một bức tranh toàn cảnh lớn như thế nào? Nhà báo có thể nhận quà tặng hiện vật hoặc nhận đài thọ cho các chuyến đi để đưa tin về một sự kiện không?
Nhà báo và những lựa chọn đạo đức

Những thách thức mang tính đạo đức mới trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là với sự lan truyền nhanh chóng của thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông xã hội là gì? Đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề đạo đức có thể ảnh hưởng đến công việc chuyên môn mà nhà báo phải đối mặt.

23 nhà báo người Philippines, bao gồm 11 nữ và 12 nam, làm việc tại các đài truyền hình, đài phát thanh và phương tiện truyền thông trực tuyến từ các vùng khác nhau, đã cùng thảo luận những câu hỏi liên quan trong một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày mang tên “Giá trị, Đạo đức truyền thông và Dân chủ” diễn ra tại thành phố Quezon, Philippines (9-10 tháng 10 năm 2019).

Theo bà Melinda Quintos de Jesus, Giám đốc điều hành của Trung tâm tự do và trách nhiệm truyền thông (CMFR), người tổ chức hội thảo, đạo đức và tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí có liên quan trực tiếp đến niềm tin của cộng đồng vào giới truyền thông. Điều này cũng được TS Luis Teodoro, cựu Giáo sư chuyên ngành báo chí, người đã trình bày về đạo đức và tòa soạn, đồng tình. Ông Teodoro cho biết: “Tham vọng lớn của ngành báo chí là lý giải thế giới”, và để giúp đạt được tham vọng đó, các nhà báo phải thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn cao.

Vào ngày thứ hai của cuộc hội thảo, những người tham gia đã chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận về một số nghiên cứu sự cố thực tế ở Philippines do CMFR biên soạn. Những người tham gia trao đổi về các xung đột đạo đức và những gì họ sẽ làm nếu tình huống xảy ra với bản thân.

Hội thảo này kéo dài hai ngày được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Tự do và Trách nhiệm Truyền thông (CMFR) và UNESCO với sự hỗ trợ từ chương trình do Hà Lan tài trợ mang tên “Tăng cường An toàn cho Nhà báo và Tiêu chuẩn Chuyên nghiệp tại Philippines”. Hiệp hội các đài truyền hình Philippines (Kapisanan ng mga Brodkaster ng Pilipinas / KBP) đã hỗ trợ việc di chuyển của những người tham gia từ các khu vực khác nhau trong nước. Hội thảo cũng được hỗ trợ chuyên môn từ ông Manny Mogato (Giải Pulitzer năm 2018 cho Báo cáo Quốc tế và Người dẫn chương trình CIGNAL), bà Camille Diola (Biên tập viên tại PhilStar), và ông Ed Lingao (Marshall McLuhan Fellow và Anchor của TV5).

UNESCO là cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc với nhiệm vụ thúc đẩy tự do ngôn luận, điều cơ bản để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 16. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch hành động của Liên Hợp Quốc về an toàn của các nhà báo và vấn đề miễn trừng phạt. UNESCO kêu gọi cách tiếp cận toàn diện đối với sự an toàn của các nhà báo, điều quan trọng đối với tự do báo chí và tiếp cận thông tin, bao gồm nâng cao tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp và quy tắc đạo đức báo chí.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.