Ông Phạm Sanh Châu chuẩn bị cho chức vụ Tổng giám đốc UNESCO

(Ngày Nay) - Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chia sẻ một số tâm sự trước khi lên đường đến Paris để tham dự kỳ phỏng vấn cho chức vụ Tổng giám đốc của UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu
Đại sứ Phạm Sanh Châu

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân vào tối ngày 19/4, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết, ông đã rời Việt Nam để lên đường đi Paris tham dự kỳ phỏng vấn chức vụ Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Tâm thư của ông Phạm Sanh Châu:

 "Kính thưa Ba, Má

Đêm nay con lên đường đi Paris để tham dự kỳ phỏng vấn cho chức vụ Tổng Giám đốc tổ chức UNESCO. Chuyến đi này khác với các chuyến con đã và sẽ đi vì nó là đặc biệt và duy nhất. Con tự hào là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử bước vào một cuộc thi ở phạm vi toàn cầu để tranh cử cho chức vụ cao nhất của một tổ chức được mệnh danh là tổ chức Trí tuệ của nhân loại.

Con đã sẵn sàng, tự tin cả về chuyên môn và ngoại ngữ, kiêu hãnh cả về tâm thế và vị thế. Con được lãnh đạo, người thân và bạn bè đồng hành và ủng hộ hết mình. Và con tin chắc sẽ thành công vì con là "Viên Ngọc Quí" mà Ba Má sinh ra.

Tuy nhiên con cần thêm một chút may mắn. Chính vì thiếu may mắn mà thiên tài quân sự Napoleon đã bị thua ở trận Waterloo, một trận đánh lịch sử đã chấm dứt sự nghiệp lẫy lừng của ông. Nếu Ba Má có linh thiêng hãy cho con Út của Ba Má một chút may mắn để con mang vinh quang về cho Tổ quốc. Một chút may mắn khi bốc thăm chọn giờ và ngày thi, một chút may mắn về câu hỏi mà con quen thuộc hơn trong bể trời kiến thức, một chút, một chút thôi. Thương con Ba Má nhé. Vì lần này Việt Nam là con và con cũng là Việt Nam.

Con yêu Ba Má nhiều nhiều lắm. Con trai của Ba Má".

Dòng tâm sự của Đại sứ đã nhận hơn chục nghìn lượt "like" và "cảm xúc", hàng trăm lượt chia sẻ, hàng nghìn lượt bình luận và những lời chúc thành công từ cộng đồng mạng, bạn bè, những người dõi theo vị đại sứ 55 tuổi.

Ông Phạm Sanh Châu hiện là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Đại diện Việt Nam tại Hội đồng Chấp hành UNESCO. Đây là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Việt Nam ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc Liên Hợp Quốc. 

Trong số các ứng cử viên ứng cử chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO, có 6 nữ và 3 nam, đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, bao gồm: Hamad Hamad bin Abdulaziz al-Kawari người Qatar, Saleh al-Hasnawi người Iraq, bà Vera el-Khoury Lacoeuilhe người Lebanon, bà Moushira Khattab người Ai Cập, ông Juan Alfonso Fuentes Soria người Guatemala, ông Polad Bulbuloglu người Arzerbaijan, ông Qian Tang người Trung Quốc, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Audrey Azoulay, và Đại sứ Phạm Sanh Châu. 

Được biết, các ứng cử viên cho chức vị này sẽ phải trải qua phần sát hạch phỏng vấn tại Kỳ họp lần thứ 201 diễn ra từ 26-27/4/2017, bỏ phiếu kín tại Kỳ họp lần thứ 202 vào tháng 10/2017 và tại phiên họp Đại hội đồng vào tháng 11/2017.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.