Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy

(Ngày Nay) - Bức tranh về một xã khó khăn đặc biệt vùng biên giới như Pha Long (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) được chấm phá bằng những gam màu tươi sáng, sinh động, đầy sức sống về sự phát triển kinh tế-xã hội của người dân nơi đây...
Đồng bào xã Pha Long vui xuống chợ.
Đồng bào xã Pha Long vui xuống chợ.

Tiết trời tháng 4 ở vùng viễn biên này buổi sớm mai vẫn còn rất lạnh, sương giăng dày các triền núi, lấp kín cả dòng sông Chảy ngoằn ngoèo uốn lượn. Chiếc xe máy mò mẫm, nhảy chồm chồm trên những cung đường cua tay áo. Những bản làng nằm ẩn mình sau những cánh rừng già, nơi đầu nguồn sông Chảy của xã Pha Long, cách thành phố Lào Cai nửa ngày đường đi xe máy, hiện ra trước mắt. Đám trẻ con da đen đúa, tóc vàng hoe màu nắng gió thấy khách lạ cười hồn nhiên rồi chạy mất hút vào bản. Vừa đặt chân đến đây, tôi đã cảm nhận được một cái gì đó bí ẩn sau những đôi mắt to đẹp, ngơ ngác đó. 

Đồng bào Mông ở Pha Long chiếm trên 80%, sống tại những triền đồi cao thoai thoải bên dòng sông Chảy thơ mộng. Sống nhờ rừng, chết cũng nhờ rừng, người dân Pha Long coi rừng như máu của mình vậy. Có cả một hương ước được các già làng xây dựng lên để trừng phạt những kẻ cố tình làm rừng “chảy máu”. Lễ hội cúng rừng được tổ chức vào dịp đầu xuân mới hàng năm là lễ hội lớn nhất nơi đây. Tại khu rừng cấm, mâm cỗ cúng được bày ngay dưới gốc cây cổ thụ, người hành lễ đọc bài cầu chúc cho mưa thuận, gió hòa, rừng cây luôn xanh tốt, mùa màng sinh sôi. Già làng, trưởng bản nhắc mọi người không được phá rừng, rồi phân khu đất cho từng nhà tăng gia, làm vườn, không được thả rông gia súc.

Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy ảnh 1Bộ đội Đồn biên phòng Pha Long tặng ngựa cho hộ nghèo xã Pha Long.

Bí thư Đảng ủy xã Pha Long, Lê Đức Hạnh kể: “Ngày trước buồn lắm, làm buổi sáng, ăn buổi chiều, quanh năm thiếu đói. Bây giờ thì đổi đời rồi, ăn cơm mới, nói chuyện mới thôi!”. Chỉ ra con đường nhựa liên xã nằm uốn lượn, vắt ngang qua những sườn đồi bên dòng sông Chảy, ông nói tiếp: “Kia là con đường chở đói nghèo ra đi đấy. Từ ngày có đường, cả xã này đổi thay nhiều lắm. Cũng nhờ nó, cái chữ có lối mà vào!”.

Theo Bí thư Huyện ủy Mường Khương, đồng chí Nguyễn Chí Sử, năm 2000 trở về trước, gần 80% số hộ của xã Pha Long thuộc diện đói, nghèo; an ninh trật tự phức tạp, nạn trộm cắp trâu bò thường xuyên xảy ra...; dù hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể được thành lập đầy đủ, song hoạt động chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay xã biên giới đặc biệt khó khăn Pha Long đã được chấm phá bằng những mảng màu tươi sáng, sinh động. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 49%; trên 80% hộ đạt gia đình văn hoá; 60% thôn bản đạt thôn văn hoá; 90% gia đình có xe máy, ti vi, đầu thu vệ tinh, điện thoại di động. Đặc biệt, cả 3 cấp học, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đồng bào an tâm lao động sản xuất, bởi tình hình an ninh trật tự thôn bản ổn định…

Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy ảnh 2Đồng bào canh tác bên dòng sông Chảy.

Từ ngày con đường từ Mường Khương sang Si Ma Cai được mở, Pha Long như được lột xác. Những chiếc xe máy dần thay thế cho những chú ngựa thồ trước kia giúp người dân dễ dàng hơn trong việc đi lại, giao thương với bên ngoài. Nông sản làm ra đã có thương lái đưa xe ô tô vào tận thôn bản thu mua, ai cũng vui lắm. Rồi công trình thủy lợi cũng được đầu tư nhờ nguồn vốn 135, giải quyết được cơn “khát” cho những thửa ruộng vào mùa khô.

Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy ảnh 3Những con đường bê tông nối thôn bản, tạo điều kiện để đồng bào phát triên kinh tế - xã hội.

Khi cuộc sống đủ ăn, người dân bắt đầu nghĩ đến tương lai, bắt đầu thương những đứa trẻ. Họ biết không dứt được hủ tục, đói nghèo, không cho con em mình bám lấy cái chữ thì chắc hẳn đời chúng sẽ cơ cực. Và ngày càng có nhiều bạn nhỏ, rời bản đến lớp đến trường học cái chữ. Các thầy cô giáo cũng không còn phải đi vận động, dỗ dành từng em nhỏ đến trường nữa.

“Để tạo nên những bước chuyển biến này, ngoài sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và đồng bào trong xã, vai trò trợ giúp của cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Pha Long thật sự rất quan trọng”, Bí thư Nguyễn Chí Sử cho biết.

Đồn biên phòng Pha Long đứng chân trên địa bàn biên giới với nhiệm vụ quản lý 16,3 km đường biên, trải dài hai xã Pha Long và Tả Ngải Chồ. Ban chỉ huy Đồn nhận thức rất sâu sắc, muốn làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, thì phải dựa vào sức mạnh hệ thống chính trị cơ sở, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Đồn biên phòng Pha Long đã xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể để hỗ trợ tham mưu cho chính quyền về các giải pháp phát triển toàn diện, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào vượt qua cảnh đói nghèo.

Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy ảnh 4Chiến sĩ Đồn biên phòng Pha Long thăm hỏi đồng bào.

Thời gian đầu, đơn vị thường hỗ trợ hộ nghèo bằng lương thực, thực phẩm khi đói giáp hạt. Qua một thời gian, nhận thấy đồng bào hết nguồn hỗ trợ thì nghèo lại hoàn nghèo. Vì vậy, cấp ủy, Ban chỉ huy Đồn bàn bạc quyết định chuyển phương thức hỗ trợ cây giống, con giống, công lao động, hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con trồng trọt, chăn nuôi dựa trên những điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng để tạo nguồn thu nhập cho bà con. Khi có nguồn thu nhập ổn định, lâu dài, bà con sẽ tự vươn lên thoát nghèo.

Từ chủ trương đặt ra, cán bộ chiến sỹ đã quyên góp hàng trăm triệu đồng để mua ngựa và lợn giống hỗ trợ một số hộ gia đình nghèo trong xã làm vốn phát triển sản xuất. Điển hình như gia đình anh Lồ Seo Giả, ở thôn Tả Lùng Thắng, thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn. Năm 2015 gia đình anh Giả được Đồn biên phòng tặng một con ngựa sinh sản. Anh Lồ Seo Giả đã dùng ngựa để giảm sức lao động cho việc vận chuyển nông sản từ nương về, cũng như đưa ra chợ bán. Đầu năm 2016, con ngựa này đã đẻ lứa đầu tiên, đến nay chú ngựa con theo giá thị trường, nếu bán gia đình anh Giả cũng có khoảng vài chục triệu đồng. “Nhờ các anh bộ đội Đồn Pha Long mà gia đình tôi mới được thoát nghèo, có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Không biết nói gì đâu, cám ơn bộ đội thôi”, anh Giả xúc động cho biết.

Sức sống nơi thượng nguồn sông Chảy ảnh 5Đồn biên phòng Pha Long đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, quản lý tốt đường biên mốc giới, cán bộ chiến sỹ biên phòng Pha Long còn phối hợp với các nhà trường vận động các gia đình đưa con em tới lớp, tới trường. Hiện nay, Đồn Pha Long đang nhận đỡ đầu cho 5 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nuôi các cháu ăn học hằng tháng, với mức hỗ trợ 500.000đồng/cháu/tháng, giúp các cháu vượt lên số phận, tiếp tục học tập.

“Hiện nay, cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pha Long đang cùng với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới, với quyết tâm đến hết năm 2018, xã Pha Long sẽ về đích nông thôn mới. Trước mắt, phối hợp với chính quyền, người dân hoàn thiện tiêu chí về đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho việc đi lại và giao thương hàng hóa nông sản của bà con”, Bí thư Nguyễn Chí Sử cho biết.

Khi chúng tôi chia tay Pha Long, những cây đào rừng đã kết trái, báo hiệu một mùa no ấm đang về.

Theo Báo Tin tức
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.