Tầm quan trọng của việc biết chữ trong Thế giới số

(Ngày Nay) - Giải thưởng Biết chữ Thế giới của UNESCO năm nay sẽ được trao cho các ứng viên đến từ Canada, Colombia, Jordan, Pakistan và Nam Phi nhân Ngày Biết chữ Thế giới (8-9).  Các giải thưởng năm nay tập trung vào các nội dung liên quan đối với việc biết chữ trong thế giới số.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Trụ sở UNESCO và là một phần của Lễ kỷ niệm Ngày Biết chữ Thế giới trong bối cảnh Chương trình Nghị sự Giáo dục 2030 mà cộng đồng quốc tế cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục và học tập suốt đời cho tất cả.

Sự kiện năm nay sẽ thu hút các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới để cùng xem xét liệu kỹ thuật số có thể giúp thu hẹp khoảng cách về văn học và hiểu rõ hơn về các kỹ năng cần thiết trong các xã hội hiện nay. Điều này đặc biệt quan trọng khi cân nhắc đến yếu tố hiện có 750 triệu người mù chữ trên thế giới, 63% trong số đó là phụ nữ, vẫn còn thiếu kỹ năng đọc và viết cơ bản. Theo thống kê của Viện Thống kê UNESCO, dân số này bao gồm 102 triệu người trẻ tuổi (15-24 tuổi), trong đó 57% là nữ.

Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết: "Các công nghệ kỹ thuật số dần can thiệp sâu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống của chúng ta, về cơ bản hình thành cách chúng ta sống, làm việc, học hỏi và giao tiếp xã hội”.  Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghĩ lại và nâng cao kỹ năng cần thiết để tham gia vào thế giới số: "Những công nghệ mới này đang mở ra nhiều cơ hội mới để cải thiện cuộc sống của chúng ta và kết nối toàn cầu - nhưng chúng cũng có thể tạo nên trở ngại cho những người thiếu kỹ năng cần thiết để điều hướng chúng".

Vào Ngày Biết chữ Thế giới năm nay, bà Bokova sẽ chủ trì lễ trao giải Biết chữ Thế giới, trong đó mỗi ứng viên sẽ trình bày và giới thiệu về chương trình của họ, nhận được một huy chương và một giải thưởng (bằng tiền).

Hai giải thưởng của UNESCO Vua Sejong (King SeJong Literacy Prize) dành cho giáo dục và đào tạo biết đọc biết viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ do Hàn Quốc tài trợ được trao cho:

+ Trung tâm Nghiên cứu về Học tập và Thực hiện (CSLP) tại Đại học Concordia (Canada) sử dụng công nghệ giáo dục để phát triển năng lực giáo dục thiết yếu tại vùng Hạ Sahara, châu Phi, phát triển và phân phối tài liệu của chương trình trên toàn thế giới miễn phí.

+ Chương trình We love Reading (Jordan) với cộng đồng ảo cung cấp các buổi tập đọc cho cha mẹ trực tuyến, điều phối tình nguyện viên đọc tại các không gian cộng đồng cho trẻ em và cung cấp tài liệu phù hợp với tuổi tác thông qua thư viện số.

Ba giải thuộc Giải thưởng Nho giáo (Confucius Prize for Literacy) của UNESCO do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và thưởng cho những người dân nông thôn và thanh thiếu niên ngoài trường học, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ, sẽ được trao cho:

+ AdulTICoProgram của Ban Thư ký Công nghệ Thông tin và Truyền thông của thành phố Armenia (Colombia), để giảng dạy kỹ năng số cho người cao tuổi.

+ Tổ chức Citizens Foundation (Pakistan) vì Chương trình Aagahi Literacy for Women and Out-School Girls tiến hành đánh giá nhu cầu giáo dục kỹ thuật số và cung cấp các dịch vụ giảng dạy để hỗ trợ giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ lớn tuổi.

+ FunDza (Nam Phi) cho độc giả và nhà văn phát triển văn hoá đọc và viết thông qua một nền tảng trực tuyến cung cấp các khóa học đọc và viết các cuộc thi cũng như kết nối độc giả và nhà văn.

Mỗi cá nhân hoặc tập thể giành giải thưởng trên sẽ nhận được 20.000 USD cùng với huy chương và giấy chứng nhận.

Kể từ năm 1967, UNESCO đã trao Giải thưởng Xóa mù chữ quốc tế cho hơn 475 dự án của các cá nhân, chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: