UNESCO kỷ niệm 74 năm thành lập

[Ngày Nay] - Ngày 16/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) kỷ niệm 74 năm thành lập.
UNESCO kỷ niệm 74 năm thành lập

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.

Đầu năm 1942, trong bối cảnh Chiến tranh thế giới II diễn ra khốc liệt, chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh mang tên “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) nhằm mục đích bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh.

Tháng 11/1945, theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên hợp quốc (ra đời trước đó không bao lâu, ngày 24/10/1945), để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục. Hội nghị này diễn ra tại London từ ngày 1 đến 16/11/1945, ngay sau khi chiến tranh vừa mới kết thúc. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của đại diện 44 quốc gia.

Tại Hội nghị, có 37 trong số 44 nước đã đồng thuận quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO). Ngày 16/11/1945, hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO (có hiệu lực từ ngày 4/11/1946) sau khi được chính phủ của 20 trong số 37 quốc gia tham gia hội nghị London phê chuẩn. Ngày 16/11/1945 được coi là ngày thành lập tổ chức UNESCO.

Lời mở đầu của Công ước UNESCO nói rằng: “Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc con người, vậy ngay trong đầu óc con người cần phải xây dựng thành trì của hoà bình”. UNESCO có nhiệm vụ đưa tầm nhìn này trở thành hiện thực bằng con đường giáo dục, khoa học, văn hóa, khoa học và truyền thông, nhằm hướng đến mục tiêu chung nhất - hòa bình.

Tính đến nay, UNESCO có 193 thành viên và 11 thành viên liên kết. Hầu hết các quốc gia thành viên đã thành lập các Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO, đứng đầu là Đại sứ, đảm nhận liên lạc giữa Tổ chức và Chính phủ nước sở tại.

Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO. Sau đó chính quyền Sài gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975. Tháng 3/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam tuyên bố kế thừa tham gia UNESCO. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Tháng 10/1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên chính phủ CHXHCN Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tổ chức tại Nairobi (Kenya). 

Ngày 15/6/1977, Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp  của  Bộ Ngoại giao, để đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong UNESCO. Uỷ ban quốc gia  UNESCO  của Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và trình lên Thủ tướng Chính phủ các vấn đề về phương hướng, chính sách, chương trình và kế hoạt hoạt động của Việt Nam đối với UNESCO cũng như phối hợp và điều hoà hoạt động của các ngành có liên quan tới UNESCO. Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cử cấp Đại sứ làm Trưởng Phái đoàn. 

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.