UNESCO ra mắt Liên minh toàn cầu để tăng tốc triển khai các giải pháp học tập từ xa

(Ngày Nay) -Tính đến cuối ngày thứ ba, hơn 850 triệu trẻ em và thanh thiếu niên - gần một nửa dân số học sinh sinh viên trên toàn thế giới - đã phải cách ly khỏi khu vực trường học và đại học do đại dịch COVID-19. Việc đóng cửa các cơ sở giáo dục trên toàn quốc đang có hiệu lực tại 102 quốc gia và việc đóng cửa tại địa phương diễn ra ở 11 quốc gia khác. Con số này dường như đang tiếp tục gia tang với tốc độ báo động.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quy mô và tốc độ của sự đóng cửa của trường học và đại học trên toàn cầu này là một thách thức chưa từng có đối với ngành giáo dục. Các quốc gia trên thế giới đang chạy đua để lấp đầy khoảng trống giáo dục bằng các giải pháp đào tạo từ xa. Tuy nhiên, sự nghỉ học vô thời hạn làm tăng thêm sự phức tạp cho những nỗ lực của họ. Những giải pháp tình thế bao gồm nhiều lựa chòn, từ sử dụng công nghệ cao như các lớp học trực tuyến qua video hay sử dụng những công nghệ thấp hơn như phát sóng các chương trình giáo dục trên đài phát thanh và truyền hình.

Để đáp ứng ngay lập tức đối với việc đóng cửa các trường học diện rộng, UNESCO đã thành lập một đội đặc nhiệm COVID-19 để cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ làm việc để đảm bảo giáo dục cho những học sinh sinh viên không thể đến trường. Tổ chức cũng đang tổ chức các cuộc họp trực tuyến thường xuyên với các bộ trưởng giáo dục từ khắp nơi trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá các nhu cầu ưu tiên.

UNESCO cũng đang ra mắt Liên minh giáo dục toàn cầu COVID-19, tập hợp các đối tác đa phương và khu vực tư nhân, bao gồm Microsoft và Hệ thống truyền thông di động toàn cầu (GSMA), để giúp các quốc gia triển khai các hệ thống học tập từ xa nhằm giảm thiểu gián đoạn giáo dục và duy trì tiếp xúc xã hội với các học sinh, sinh viên.

UNESCO ra mắt Liên minh toàn cầu để tăng tốc triển khai các giải pháp học tập từ xa ảnh 1

Ảnh minh họa

Tình hình hiện tại đặt ra những thách thức to lớn cho các quốc gia để có thể tránh sự gián đoạn của việc học tập cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên một cách công bằng. Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nói chia sẻ rằng UNESCO và các đối tác đang đẩy mạnh hệ thống phản ứng toàn cầu của mình bằng cách tạo ra một liên minh để đảm bảo sự phản ứng nhanh và phối hợp đồng bộ. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trước mắt, nỗ lực này là cơ hội để nhìn lại về giáo dục, mở rộng quy mô học tập và làm cho các hệ thống giáo dục trở nên kiên cường hơn, cởi mở và đổi mới hơn.

Bà Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc UNECO về lĩnh vực Giáo dục cho biết: “Khó khăn gia tăng theo cấp số nhân khi đóng cửa trường học kéo dài. Các trường học đóng một vai trò cân bằng trong xã hội, khi chúng đóng lại, sự bất bình đẳng trở nên lớn hơn rất nhiều”.
Dựa trên sự thành công của hội nghị truyền hình cấp bộ vào ngày 10 tháng 3 với sự tham gia của đại diện 73 quốc gia, UNESCO sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo trực tuyến thường xuyên, tạo diễn đàn để đại diện các quốc gia có cơ hội chia sẻ thông tin về hiệu quả của các phương pháp được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau. 

Hiện vẫn chưa có báo cáo chi tiết về các tác động bất lợi của việc đóng cửa trường học, tuy vậy có thể khẳng định nhiều trong số đó đã vượt ra ngoài lĩnh vực giáo dục. UNESCO đã liệt kê một danh sách ngắn bao quát về những tác động này để giúp các quốc gia lường trước và giảm thiểu các vấn đề. Chúng bao gồm:
1. Học tập bị gián đoạn: Khoảng cách sẽ gia tăng rõ rệt, nhất là đối với những thanh thiếu niên ít có cơ hội học tập bên ngoài trường học.
2. Dinh dưỡng: Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên dựa vào các bữa ăn tại trường miễn phí hoặc giảm giá để có dinh dưỡng lành mạnh. Khi trường học đóng cửa, chế độ dinh dưỡng của các em sẽ bị tổn hại.
3. Bảo vệ: Trường học cung cấp sự an toàn cho nhiều trẻ em và thanh thiếu niên và khi chúng đóng cửa, những người trẻ tuổi dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao hơn.
4. Cha mẹ không chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh, sinh viên có thể học tại nhà: Khi trường học đóng cửa, phụ huynh thường được yêu cầu tạo điều kiện cho trẻ học tập ở nhà. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ huynh gặp khó khan trong việc này, nhất là đối với những bậc phụ huynh có trình độ học vấn và nguồn lực hạn chế.
5. Truy cập không đồng đều vào các cổng học tập kỹ thuật số: Thiếu khả năng tiếp cận công nghệ hoặc kết nối internet tốt là một trở ngại cho việc tiếp tục học tập, đặc biệt là đối với học sinh từ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
6. Khoảng cách trong chăm sóc trẻ em: Trong trường hợp không có lựa chọn thay thế, cha mẹ đi làm thường để trẻ một mình khi trường học đóng cửa và điều này có thể dẫn đến các hành vi nguy hiểm, bao gồm lạm dụng chất gây nghiện.
7. Chi phí kinh tế cao: Cha mẹ đi làm có nhiều khả năng bỏ lỡ công việc để chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa. Điều này dẫn đến việc cắt giảm tiền lương và giảm năng suất.
8. Áp lực gia tăng đối với các trường học và hệ thống trường học vẫn mở: Việc đóng cửa trường học cục bộ đặt thêm gánh nặng cho các trường học khi phụ huynh và quan chức chuyển con đến những ngôi trường còn mở cửa.
9. Tăng tỷ lệ bỏ học: Đó là một thách thức để đảm bảo trẻ em và thanh thiếu niên trở lại và ở lại trường khi các trường học mở cửa trở lại, đặc biệt là sau khi đóng cửa kéo dài.
10. Cách ly xã hội: Trường học là trung tâm của hoạt động xã hội và tương tác của con người. Khi các trường học đóng cửa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên sẽ mất liên lạc xã hội, vốn là điều cần thiết cho việc học tập và phát triển./.

Theo Unesco
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.