UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường

[Ngày Nay] - Ngày 4/7, trong cuộc họp cấp bộ trưởng tại Sèvres (Pháp) với sự tham gia của Tổng thống Pháp và bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, các bộ trưởng giáo dục của các nước G7 đã thông qua tuyên bố đoàn kết chống lại bạo lực học đường dưới mọi hình thức, và cam kết để các trường học có môi trường an toàn và chào đón tất cả học sinh.
UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường

Bà Audry Azoulay phát biểu: “Bạo lực và bạo lực trực tuyến là tệ nạn không thể dung thứ. UNESCO cam kết chống lại tình trạng nhức nhối đã và đang làm tổn hại cuộc sống, hủy hoại tuổi thơ và gây nguy hiểm cho tương lai của con người. Chúng tôi có dữ liệu đầy đủ cũng như các hướng dẫn chi tiết để giải quyết vấn nạn này. Hiện tại, UNESCO đang tăng cường nỗ lực hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả các nước G7, để chấm dứt tình trạng này”.

Theo UNESCO, bạo lực và bắt nạt học đường xâm phạm tới quyền giáo dục và sức khỏe của trẻ em. Có những bằng chứng rõ ràng rằng bạo lực và bắt nạt học đường ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe tinh thần - thể chất, cảm xúc hạnh phúc... của cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực.

Là cơ quan giáo dục của Liên hợp quốc, UNESCO đã tiến hành các biện pháp đo lường và đánh giá các mức độ cũng như nhiều hình thức bắt nạt và tác động đến các nạn nhân. Tổ chức đã xây dựng bộ chỉ số toàn cầu để so sánh tình hình giữa các quốc gia và cam kết giúp tăng cường lập pháp, đào tạo và hỗ trợ giáo viên trong cuộc chiến chống bạo lực học đường.

UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường ảnh 1

UNESCO hoan nghênh tuyên bố của G7 và kêu gọi tất cả các nước tăng cường nỗ lực chống lại tệ nạn bạo lực học đường. Bạo lực trong môi trường giáo dục diễn ra ở tất cả các quốc gia và ảnh hưởng đến nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Theo báo cáo gần đây của UNESCO, gần một phần ba học sinh trên toàn thế giới (32%) đã bị bắt nạt bởi các bạn đồng trang lứa ở trường ít nhất một lần trong tháng trước. Với sự hiện diện ngày càng tăng của các nền tảng mạng xã hội trực tuyến, bắt nạt trực tuyến đã mở rộng phạm vi đối với tình trạng bạo lực học đường. Cho dù là bạo lực về mặt tâm lý, thể chất hay tình dục, bao gồm cả trực tuyến, tất cả đều được xem như những vấn đề nghiêm trọng và là mối đe dọa toàn cầu đối với chất lượng giáo dục và sự tự tin của các em.

UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường ảnh 2

Theo UNESCO, một số yếu tố góp phần vào sự hiệu quả quốc trong cuộc chiến này bao gồm lãnh đạo chính trị, hợp tác giữa ngành giáo dục và các ngành khác, phương pháp dựa trên bằng chứng và đào tạo cho giáo viên... UNESCO cũng đồng ý với đề xuất của Pháp để tổ chức một hội nghị quốc tế tại Paris vào năm 2020 về vấn đề này. UNESCO cũng đề nghị các quốc gia thành viên về việc thông qua Ngày quốc tế chống bạo lực. 

Theo ThS Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS Nguyễn Thị Phương Trang (Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng), bắt nạt trực tuyến là hành vi bắt nạt gián tiếp có chủ đích được thực hiện bằng tin nhắn, hình ảnh hoặc video thông qua các thiết bị điện tử được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm một cách riêng tư hoặc công khai nhằm mục đích làm tổn hại về mặt tinh thần, tâm lý và danh dự của người khác (nạn nhân).

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.