UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường

[Ngày Nay] - Ngày 4/7, trong cuộc họp cấp bộ trưởng tại Sèvres (Pháp) với sự tham gia của Tổng thống Pháp và bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, các bộ trưởng giáo dục của các nước G7 đã thông qua tuyên bố đoàn kết chống lại bạo lực học đường dưới mọi hình thức, và cam kết để các trường học có môi trường an toàn và chào đón tất cả học sinh.
UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường

Bà Audry Azoulay phát biểu: “Bạo lực và bạo lực trực tuyến là tệ nạn không thể dung thứ. UNESCO cam kết chống lại tình trạng nhức nhối đã và đang làm tổn hại cuộc sống, hủy hoại tuổi thơ và gây nguy hiểm cho tương lai của con người. Chúng tôi có dữ liệu đầy đủ cũng như các hướng dẫn chi tiết để giải quyết vấn nạn này. Hiện tại, UNESCO đang tăng cường nỗ lực hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả các nước G7, để chấm dứt tình trạng này”.

Theo UNESCO, bạo lực và bắt nạt học đường xâm phạm tới quyền giáo dục và sức khỏe của trẻ em. Có những bằng chứng rõ ràng rằng bạo lực và bắt nạt học đường ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe tinh thần - thể chất, cảm xúc hạnh phúc... của cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực.

Là cơ quan giáo dục của Liên hợp quốc, UNESCO đã tiến hành các biện pháp đo lường và đánh giá các mức độ cũng như nhiều hình thức bắt nạt và tác động đến các nạn nhân. Tổ chức đã xây dựng bộ chỉ số toàn cầu để so sánh tình hình giữa các quốc gia và cam kết giúp tăng cường lập pháp, đào tạo và hỗ trợ giáo viên trong cuộc chiến chống bạo lực học đường.

UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường ảnh 1

UNESCO hoan nghênh tuyên bố của G7 và kêu gọi tất cả các nước tăng cường nỗ lực chống lại tệ nạn bạo lực học đường. Bạo lực trong môi trường giáo dục diễn ra ở tất cả các quốc gia và ảnh hưởng đến nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Theo báo cáo gần đây của UNESCO, gần một phần ba học sinh trên toàn thế giới (32%) đã bị bắt nạt bởi các bạn đồng trang lứa ở trường ít nhất một lần trong tháng trước. Với sự hiện diện ngày càng tăng của các nền tảng mạng xã hội trực tuyến, bắt nạt trực tuyến đã mở rộng phạm vi đối với tình trạng bạo lực học đường. Cho dù là bạo lực về mặt tâm lý, thể chất hay tình dục, bao gồm cả trực tuyến, tất cả đều được xem như những vấn đề nghiêm trọng và là mối đe dọa toàn cầu đối với chất lượng giáo dục và sự tự tin của các em.

UNESCO và các nước G7 cam kết chống nạn bạo lực học đường ảnh 2

Theo UNESCO, một số yếu tố góp phần vào sự hiệu quả quốc trong cuộc chiến này bao gồm lãnh đạo chính trị, hợp tác giữa ngành giáo dục và các ngành khác, phương pháp dựa trên bằng chứng và đào tạo cho giáo viên... UNESCO cũng đồng ý với đề xuất của Pháp để tổ chức một hội nghị quốc tế tại Paris vào năm 2020 về vấn đề này. UNESCO cũng đề nghị các quốc gia thành viên về việc thông qua Ngày quốc tế chống bạo lực. 

Theo ThS Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS Nguyễn Thị Phương Trang (Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng), bắt nạt trực tuyến là hành vi bắt nạt gián tiếp có chủ đích được thực hiện bằng tin nhắn, hình ảnh hoặc video thông qua các thiết bị điện tử được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm một cách riêng tư hoặc công khai nhằm mục đích làm tổn hại về mặt tinh thần, tâm lý và danh dự của người khác (nạn nhân).

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.