Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

(Ngày Nay) - Việt Nam chuẩn bị để được xem xét làm thành viên của cơ quan an ninh Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Thông tin này đã được hé lộ trong Hội thảo quốc tế với chủ đề “Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Ứng cử và tham gia nhiệm kỳ 2020 - 2021” do Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức tại Hà Nội hôm 30/3.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã có những trao đổi cởi mở, thẳng thắn về tình hình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), đánh giá những thuận lợi và thách thức đối với một ủy viên không thường trực, chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong việc tận dụng thuận lợi và đối phó các thách thức tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Theo Chuyên gia về Hội đồng Bảo an LHQ đến từ Bộ Ngoại giao Australia, Michael Bliss, một Uỷ viên không thường trực cần tận dụng mọi cơ hội khi nắm giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an. Bên cạnh đó, các Uỷ viên không thường trực cũng cần giữ vai trò tham gia trong mọi vấn đề nóng được Hội đồng Bảo an LHQ quan tâm. Đồng thời, đóng vai trò trong việc khơi dậy những chủ đề mới. Đây được xem là thách thức, song cũng là cơ hội giúp các Uỷ viên không thường trực có thể để lại dấu ấn trong cả nhiệm kỳ.

Nhiều đại biểu khác cũng đã có các ý kiến xây dựng và thực chất giúp Việt Nam có những chuẩn bị cần thiết trong quá trình vận động ứng cử và tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.Theo ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao, cuộc bỏ phiếu Việt Nam ứng cử vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lần hai sẽ diễn ra vào tháng 6-2019.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý cho rằng, việc trúng cử và tham gia Hội đồng Bảo an LHQ là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm to lớn của các ủy viên không thường trực. Việc tiếp tục ứng cử lần thứ hai vào cơ quan quan trọng này sau nhiệm kỳ thành công năm 2008-2009 của Việt Nam thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình vì độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển của mình. Đây là sự thể hiện ở mức cao nhất chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, và sự tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

Chia sẻ về trông đợi của cộng đồng quốc tế nếu Việt Nam trúng cử, Đại sứ Olof Skoog, Trưởng phái đoàn Thuỵ Điển tại Hội đồng Bảo an LHQ cho hay, Việt Nam đã thể hiện mình là một bên đáng tin cậy khi đề cao các luật lệ quốc tế nói chung, trong đó có Luật Biển. Theo Đại sứ Thuỵ Điển, sự trông đợi của cộng đồng quốc tế với Việt Nam trong Hội đồng Bảo an LHQ sẽ ở mức cao.

Theo CAND

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.